Tính toán Tứ trụ
Tứ Trụ là gì?
Tứ trụ bao gồm 4 trụ đó là: năm, tháng, ngày và giờ sinh.
Mỗi trụ gồm 2 thành phần là 1 thiên can và 1 địa chi, tổng cộng 4 trụ sẽ có 4 Thiên Can và 4 Địa Chi nên ngoài tên Tứ Trụ thì môn này cũng thường được gọi là Bát Tự (vì có 8 chữ).
Trong tứ trụ lấy Trụ tháng (lệnh THÁNG) để đo vượng, suy. Bên cạnh đó còn xem quan hệ sinh khắc lẫn nhau giưã can và chi mỗi Trụ, dựa vào sinh khắc, chế hoá của các Trụ khác đối với nó để quyết định mức độ Vượng và Suy.
Con người có sinh ra, lớn lên, già, chết, nên người ta thường so sánh sự phân bố Tứ Trụ (Mệnh) của một con người với một cái cây, gồm gốc rễ, cành, hoa, quả, như sau:
1. Trụ Năm
Trụ năm ví như gốc-rễ cây, như nền móng của nhà; là nguồn gốc của mệnh, là Thiên Mệnh nên nó vô cùng quan trọng.
Vì Gốc khô thì cây chết, rễ sâu thì cành lá xum xuê, nền nhà yếu thì nhà đổ, nền nhà chắc thì nhà vững chãi; Nguồn hết thì mệnh hết; nguồn dồi dào thì mệnh mạnh mẽ. Do đó trong Tứ Trụ, năm được ví như gốc cây.
Trụ năm xác định theo “mệnh năm, hay đại mệnh, Thiên Mệnh, hay mệnh”, ví dụ Trường Lưu Thuỷ, Thạch Lựu Mộc,... (trong lục thập hoa giáp).
Trụ năm là cung chủ về ông bà, cha mẹ, tổ nghiệp, hay là cung phúc đức. Muốn biết trụ năm mạnh hay yếu, phải:
Xem quan hệ sinh khắc lẫn nhau giữa Can và Chi năm:
- Hành của Can, của Chi tương sinh: Tốt, Cha mẹ hoà thuận, gia đình êm ấm, thịnh vượng.
- Hành của Can, của Chi tương khắc: bất lợi cho cha mẹ
- Hành của Can, của Chi tương sinh ngang hoà (cùng hành), phần nhiều cha mẹ bất hoà; việc nhà sóng gió, gia nghiệp khó khăn.
Cuối cùng, dựa vào sinh khắc, chế hoá của tháng, ngày, giờ đối với năm để quyết định tăng giảm độ mạnh yếu đó. Sự sinh khắc ở đây phải lấy Ngũ hành được định từ cặp Can-Chi cuả Trụ (ví dụ Bính Tuất, Tân Mão…để định Ngũ hành), rồi mới so sánh sự tương tác với nhau.
- Nếu năm được tháng, ngày, giờ trợ sinh: tuyệt diệu.
- Dưới sinh cho trên, làm cho can chi năm thêm bền vững, làm chủ cho sự hưng vượng của cuộc đời. Tổ tiên có phúc đức, được hưởng nhiều âm phúc của tổ tiên: con cháu hiếu thuận, cha mẹ mạnh khoẻ sống lâu, bản thân người đó có năng lực và hiển đạt.
- Ngược lại, nếu năm sinh làm lợi cho tháng, ngày, giờ thì đó là sự rò rỉ tổn thất nguyên khí (bị tiết khí), làm cho gốc yếu đi, tức tổ nghiệp sa sút, bất lợi cho cha mẹ.
- Nếu tháng, ngày, giờ hình xung , phá hại năm: không những tổ nghiệp sa sút, bất lợi cho lục thân (cha và/hoặc mẹ mất sớm), mà bản thân cũng suốt đời khó khăn, mọi việc không thành và không thọ (vì gốc yếu).
Với trụ năm, tức là với đại mệnh, nên thường xảy ra tai biến cho bản thân hay thân nhân, thậm chí tử vong! Tiêu chí này cực kỳ quan trọng khi xét hành vận và dự đoán về CHA MẸ và TỔ NGHIỆP.
2. Trụ Tháng
Ví như thân cây; thân mạnh khoẻ to lớn thì cành lá xum xuê.
Trụ Tháng là cung Huynh đệ (anh, chị, em), nhưng có quan điểm cho là trụ tháng chủ về cha mẹ, dùng để dự đoán về ANH EM, và CHA MẸ
- Nếu hành can, hành chi tháng tương sinh cho nhau; hoặc can tháng gặp vượng địa, lại được những trụ khác (năm, ngày, giờ) đến sinh trợ, không bị xung khắc phá hại: anh em hòa thuận.
- Nếu can tháng bị khắc; hoặc can chi tháng khắc nhau: anh chị em không nương tựa nhau, hoặc bất hoà, hoặc mỗi người đi một ngả.
Địa Chi tháng còn gọi là Lệnh Tháng. Nó là tiêu chuẩn duy nhất để đo lường VƯỢNG - SUY của CAN CHI năm, ngày, giờ. Nó là cương lĩnh, chủ thể quyền sinh sát của cả một tháng; có thể trợ giúp cái yếu, hoặc khống chế cái mạnh. Nó là ranh giới phân chia 1 tháng, và đôi khi 1 năm.
Ðặc biệt, Lệnh THÁNG nắm quyền chủ thể sinh sát của cả một tháng, nên nó vô cùng quan trọng. Không biết được Lệnh THÁNG thì không có cách gì đo lường được sự VƯỢNG - SUY của Tứ Trụ, tức là không thể quyết đoán được sự chính xác của thông tin dự đoán.
Ðể đo lường vượng suy của tất cả những thứ trên, phải lấy Lệnh THÁNG làm tiêu chuẩn kết hợp với CAN để xác định:
Hành chi tháng = hành can: (cực) Vượng, được thời, được giờ hay.
Hành chi tháng sinh hành can: Tướng, được Lệnh
Hành chi tháng được hành can sinh: hưu (hơi suy)
Hành chi tháng bị hành can khắc: tù (đã suy) không được thời
Hành chi tháng khắc hành can: tử (cực suy), mất Lệnh
3. Trụ ngày
Ví như hoa của cây; thịnh vượng thì hoa nhiều như gấm; suy nhược thì hoa ít lại không màu.
Ta đã biết can ngày là nhật nguyên, là mệnh chủ, là Thân, là TA.
Trụ ngày là cung hôn nhân: Can ngày là mình, chi ngày sát cánh bên can ngày, vậy cũng là vợ (hoặc chồng) cuả TA.
- Hành Can, chi ngày cùng sinh cho nhau: vợ chồng hoà thuận;
- Hành chi sinh hành can: nam lấy được vợ hiền giúp đỡ, nữ được chồng tốt giúp sức.
- Hành can sinh hành chi: nam yêu vợ, nữ giúp chồng;
- Hành can, chi tương khắc: có nguy cơ vợ chồng xa nhau; tượng hôn nhân muộn.
- Hành can, chi tương khắc nặng: không ly hôn cũng chết một trong hai;
- Hành can, chi có cùng (ngũ) hành: tượng bất hoà.
4. Trụ giờ
Ví như quả cây, nó không những chủ về vượng suy của con cái mà còn có vai trò phù trợ cho ngày.
Trụ giờ là cung con cái
Hành chi giờ = hoặc sinh hành can giờ: con cái thịnh vượng, thân thể khoẻ mạnh, đẹp đẽ, thông minh, tiền đồ rộng mở (cực) Vượng, được thời, được giờ hay.
Hành chi giờ được hành can giờ sinh: hưu (hơi suy) - Bình thường
Hành chi giờ bị hành can khắc: tù (đã suy) không tốt
Hành chi giờ khắc hành can gườ: tử (cực suy): Không tốt về con cái
-Trụ giờ sinh phù trụ ngày: con nhiều mà trung hiếu, về già đựơc nhờ, bình yên, êm ấm.
-Trụ giờ xung trụ ngày: con nhiều nhưng bất hiếu, về già cô độc, tình thân bạc bẽo.
Giờ không những có quan hệ mật thiết với các trụ của năm, tháng, ngày mà còn là chỗ thâu tóm của tứ trụ
Luận Đặc tính của mỗi người theo Thiên can Ngày
Như đã biết ở Trụ Ngày, Tứ Trụ lấy CAN NGÀY làm trung tâm (gọi là mệnh chủ và được gọi là Nhật chủ hay Nhật can. Bản thân Can ngày trong tứ trụ cũng chính là tính cách, tính chất của bản thân, cụ thể:
1. Can ngày là Giáp Mộc: người này làm việc thường chậm chạp, nhưng nếu sự việc xảy ra sau mùa mưa hoặc mùa đông, cây phát triển trùng trùng, người này bắt đầu có nhiều sức sống và đầy uy lực. Mệnh này đầy mãnh lực, tính tính cương trực và hay thích giúp đỡ người khác. Khuyết điểm của tâm tính là rất cố chấp, bướng bỉnh.
2. Can ngày là Ất Mộc: là người trầm lặng, tính nhu mì, người có nhân nghĩa, sống rất có hậu. Khuyết điểm là mất chủ kiến, rất nhút nhát, thường lệ thuộc vào người khác.
3. Can ngày là Bính Hỏa: hình tượng và tính khí được ví như mặt trời, hừng hực, nhiệt tình, đa cảm đa tình. Khuyết điểm là tự tôn, dễ dàng manh động.
4. Can ngày là Đinh Hỏa: là người trọng lễ nghĩa, có lễ độ và cũng thích hành động giúp người. Khuyết điểm là đôi khi ích kỷ, đố kỵ và thi phi khẩu thiệt.
5. Can ngày là Mậu Thổ: là người rất trọng chữ Tín, luôn quan tâm người khác, rộng lượng và chất phát. Khuyết điểm là keo kiệt, không nói tình lý, cố chấp.
6. Can ngày là Kỷ Thổ: là người có hình tượng như đất trồng trọt, đất vườn. Tính tình hiền lương, sống nội tâm. Khuyết điểm là thâm hiểm khó đoán, nói năng hơi khó nghe, không thấu tình đạt lý.
7. Can ngày là Canh Kim: là người rất nhạy bén, gan dạ và trọng nghĩa khí. Khuyết điểm là thích nổi tiếng, làm nổi, dễ bạo động.
8. Can ngày là Tân Kim: là người có tính khí dịu dàng, cương nhu đan xen, biết hòa đồng, ngoại nhu thì nội cương, trong tình cảm. Khuyết điểm là quá sĩ diện, hình thức màu mè.
9. Can ngày là Nhâm Thủy: người có trí thông minh, ứng biến tốt và đầy tài năng, hướng ngoại. Khuyết điểm là thiếu lập trường, hay thay đổi.
10. Can ngày là Quý Thủy: là người dịu dàng hướng nội, làm việc cẩn thận. Khuyết điểm là khá nhút nhát, thiếu lòng tin
Luận Tứ Trụ Để Chọn Nghề
Bát tự là Ngũ hành can chi. Khi chọn đúng nghề nghiệp phù hợp với mệnh lý Bát tự, bạn có rất nhiều cơ hội để thành công.
Tổng hòa Ngũ hành của Tứ trụ. Với Ngũ hành, tổng hành trong tứ trụ là 12, như vậy trung bình 1 hành là 12/5 = 2,4. Số lượng 1 hành trong tứ trụ lớn hoặc nhỏ (hơn 2,4) được gọi là Vượng hoặc Suy. Tùy theo mức độ Vượng/Suy của mỗi hành có thể xác định ngành nghề phù hợp cho mỗi người như sau:
1. Kim
Kim chủ là Nghĩa, tinh cương, nhiệt tình, vị cay, màu trắng.
Người Kim vượng, xương thịt tương xứng, mặt mũi trắng trẻo, mày cao mắt sâu, thân thể khỏe mạnh, cương nghị quả quyết, trọng nghĩa khinh tài…
Kim quá nhiều lại là người hữu dũng vô mưu, tham lam bất nhân.
Kim mà thiếu thì cơ thể gầy nhỏ, coi thường người khác, kiệt xỉ, tham dâm háo sắc, gian tham bỉ lậu.
Những người mệnh hoặc hành trong tứ trụ nhiều Kim thường thích hướng Tây. Có thể thích hợp với những nghề nghiệp và lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến các phương diện như: Vật liệu tơ lụa hoặc các vật liệu đồ dùng kim loại, các đồ cứng chắc, quyết đoán, võ thuật, kiên định, quản lý, ô tô, giao thông, tiền tệ, công trình, giống cây, khai khoáng, đại diện dân ý, chặt gỗ, cơ khí…
2. Thủy
Thủy chủ là Trí, tính thông minh, tình thiện, mặn, màu đen.
Người Thủy vượng, mặt đen cớ sắc, ngôn ngữ rò ràng, biết suy nghĩ sâu xa, túc trí đa mưu, học thức hơn người.
Người hành Thủy quá nhiều lại thích nói thị phi, phiêu diêu tham lam.
Người hành thủy thiếu là ngựời thấp lùn, tính tình bất thường, nhút nhát, chủ kiến không rõ ràng, hành sự phản phúc.
Những người mệnh hoặc hành trong tứ trụ nhiều Thủy thường thích hướng Bắc. Có thể thích hợp với những nghề nghiệp và lĩnh vực kinh doanh liên quan đến các phương diện như: Hàng hải, các loại dung dịch lạnh khó cháy, băng tuyết, các loại cá, thủy sản, thủy lợi, đông lạnh, đóng băng, đánh bắt, dọn rửa, nước chảy, bể bơi, ao hồ, phòng tắm, buôn bán thực phẩm nguội, phiêu du, lướt sóng. Các tính chất thuộc Thủy: lưu động, tính liên tục, dễ thay đổi, tính chất mang tính âm, sạch sẽ, làm việc trên biển, du lịch, biểu diễn, vận động, hướng dẫn viên, dụng cụ đồ chơi, ảo thuật, phóng viên, trinh thám, công ty du lịch, dụng cụ cứu hỏa, dụng cụ câu cá, ngành y học, kinh doanh dược phẩm, bác sỹ , y tá, bói toán…
3. Mộc
Mộc chủ cho Nhân ái, tính tình ngay thẳng, hoà hợp, vị chua, màu xanh.
Người mà hành Mộc vượng sẽ có dáng dấp phong thái đẹp, xương cốt cao dài, chân tay mềm mại, lưỡi dẻo nói hay, khuôn mặt thanh tú, có lòng trắc ẩn và thương yêu mọi người, có tấm lòng bác ái, cứu giúp người khác, thanh cao khảng khái, chất phác tốt bụng.
Những người Mộc hàm thường là những người cao gầy, tóc lưa thưa, tính cách hẹp hòi, đố kỵ, bất nhân.
Những người có Mộc khí từ tuyệt mắt và lông mày không ngay, cổ dài, bắp thịt khô khốc, là kẻ hạ nhân thô bỉ.
Những người mệnh hoặc hành trong tứ trụ nhiều Mộc thường thích hướng Đông. Có thể thích hợp với những nghề nghiệp và lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến: Vật liệu gỗ, đồ gỗ, đồ gia dụng, đồ trang hoàng, gỗ thành phẩm, nghề giấy, trồng trọt, trồng hoa, nuôi cấy giống cây, các vật lễ thần, hương liệu, các thực phẩm có tố chất thực vật.
4. Hỏa
Hỏa chủ Lễ, mang biểu hiện nóng vội, trọng lễ nghĩa, vị đắng, màu đỏ đậm.
Người Hỏa thịnh, đầu nhỏ chân dài, lông mày rậm, tai nhỏ, tinh thần tỏa sáng, cung kính, chan hoà với mọi người, chất phác, vội vàng.
Người thuộc Hỏa suy thì dáng gầy, da vàng, ngôn ngữ vong diên, dối trá, cay độc, làm việc không có đầu cuối.
Những người mệnh hoặc hành trong tứ trụ nhiều Hỏa thường thích hướng Nam. Có thể thích hợp với những nghề nghiệp và lĩnh vực kinh doanh có liên quan đến các phương diện như: Chiếu sáng, phát sáng, quang học, nhiệt độ lớn, dễ cháy, các loại dầu, các loại cồn, thực phẩm nóng, thực phẩm, cắt tóc, mỹ phẩm hóa trang, trang sức trên người, văn nghệ, văn học, dụng cụ văn phòng phẩm, học sinh văn hóa, văn nhân, tác giả, tác phẩm, biên tập, nhà giáo, hiệu trưởng, thư ký, xuất bản, công vụ, giới chính trị…
5. Thổ
Thổ chủ Tín, tính nặng, tình đầy, vị ngọt, màu vàng.
Người Thổ thịnh, lưng tròn mũi rộng, mặt mày thanh tú, nói hay, âm thanh nặng, là người trung hiếu thành thật, độ lượng khoan dung, tính tình dứt khoát, lời nói việc làm thống nhất, làm việc thì hiệu quả.
Thổ khí quá nhiều thì suy nghĩ cứng nhắc, mờ tối chậm chạm, hướng nội, thích tĩnh.
Nếu khí thổ ít thì người có dáng nặng nhọc, mặt to mũi thấp, làm điều độc hại cho người, không giữ chữ tín không hiểu lý tình.
Những người mệnh hoặc hành trong tứ trụ nhiều Thổ thường thích nơi trung tâm, bàn địa. Có thể thích hợp với những nghề nghiệp và lĩnh vực kinh doanh liên quan đến các phương diện như: Đất đai, bất động sản, nông thôn, gia súc, vải vóc, quần áo, đồ dệt, chất liệu đá, vùng núi, xi măng, kiến trúc, buôn bán nhà ở, áo mưa, ô dù, các vật phẩm có chứa nước, đồ phông bạt, đồ cổ, người trung gian, luật sư, quản lý, buôn bán, thiết kế, cố vấn, làm về tang lễ, xây dựng bia mộ, quán lý nghĩa trang.
Chọn màu sắc và các yếu tố khác theo Tứ Trụ
Nguyên tắc thiếu gì bổ sung đó để cân bằng Ngũ hành trong bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống. Nếu bạn thiếu hành gì thì nên kết hợp với những người, những vật, những thứ mang hành đó để bổ sung cho bạn. Ví dụ bạn có hành thủy bị suy (thiếu, ít), Bạn nên kết hợp với những người, màu sắc, số điện thoại… hành Thủy hoặc hành Kim (Kim sinh Thủy)
Chọn màu sắc theo tứ trụ
Tổng Tứ Trụ bạn thiếu (ít, suy) hành:
- Kim: Bạn nên chọn màu trắng, xám ánh kim. Hoặc các màu thuộc hành Thổ như: màu Vàng, nâu
- Thủy: Bạn hợp với màu đen, màu xanh biển, xanh lam. Hoặc các màu thuộc hành Kim như: màu trắng, xám ánh kim
- Mộc: Ban nên chọn các vật dụng hoặc sử dụng màu xanh lá. Các màu thuộc hành Thủy như: màu đen, màu xanh biển, xanh lam cũng rất hợp với Bạn
- Hỏa: Bạn phù hợp với các màu Đỏ, Cam. Hoặc các màu thuộc hành Mộc như màu xanh lá cũng rất tốt cho Bạn
- Thổ: Hiểu là đất, Bạn hợp với các màu vàng, nâu. Nếu bạn thích những gam màu Đỏ thuộc hành Hỏa cũng rất tốt vì hành Hỏa tương sinh hành Thổ
Ý Kiến Bạn Đọc (0)