Danh sách Nhà đất bán Krông A Na
Mua bán nhà đất huyện Krông Ana: mua bán nhà cấp 4, nhà mặt tiền, nhà hẻm, có giấy tờ đầy đủ, chính chủ ký gởi, an toàn, gần khu trung tâm. Xem tin đăng ngay!
Hiện tại có 0 bất động sản
Krông Ana là một huyện thuộc tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
Về vị trí địa lý và khí hậu:
Huyện Krông Ana nằm ở phía nam tỉnh Đắk Lắk, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp các huyện Cư Kuin và Krông Bông
- Phía tây giáp huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
- Phía nam giáp huyện Lắk
- Phía bắc giáp thành phố Buôn Ma Thuột
Hai con sông chính trên địa bàn huyện là sông Krông Ana và sông Krông Nô. Thị trấn Buôn Trấp là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện cách thành phố Buôn Ma Thuột 32 km theo tỉnh lộ 2 tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với bên ngoài, góp phần phát triển kinh tế toàn diện của huyện Krông Ana.
Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn ĐắkLắk. Huyện Krông Ana chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam, mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, ít biến động trong năm, phân bố nhiệt theo không gian khá đồng đều và giảm theo độ cao địa hình, ngoài ra khí hậu huyện hình thành vùng tiểu khí hậu có nét đặc thù của vùng trũng.
Về mặt hành chính: Huyện Krông Ana có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Buôn Trấp và 7 xã: Băng Adrênh, Bình Hòa, Dray Sáp, Dur Kmăl, Ea Bông, Ea Na, Quảng Điền.
Về phát triển kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 (theo giá so sánh 2010) là 4.553.000 triệu đồng, trong đó: Nông - lâm nghiệp là 2.016.000 triệu đồng, Công nghiệp - Xây dựng là 1.287.000 triệu đồng, Thương mại - Dịch vụ là 1.250.000 triệu đồng.
Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hàng năm (giá so sánh năm 2010) là 9,5% trở lên, trong đó: Nông - lâm nghiệp tăng 4,2%; Công nghiệp - Xây dựng tăng 15%; Thương mại - Dịch vụ tăng 15,46%.
Cơ cấu kinh tế của huyện đến cuối năm 2020 (theo giá so sánh 2010): Nông nghiệp: 44,26%; Công nghiệp - Xây dựng: 28,3%; Thương mại - Dịch vụ: 27,44%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2016 - 2020) là 6.000.000 triệu đồng. Giá trị sản xuất bình quân đầu người đến năm 2020 (theo giá so sánh 2010) đạt 49,55 triệu đồng.
Về phát triển hạ tầng:
- Thủy lợi: đảm bảo tưới chủ động cho 95% diện tích cây trồng có nhu cầu.
- Giao thông: nhựa hóa và cứng hóa 70% đường xã; 40% nhựa hóa, cứng hóa đường thôn, buôn; 100% nhựa hóa, bê tông hóa đường đô thị; 100% nhựa hóa, bê tông hóa đường huyện.
- Điện: có 100% số hộ được dùng điện.
Cơ sở hạ tầng phát triển cũng tạo điều kiện cho bất động sản được tăng trưởng. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để thị trường mua bán nhà đất huyện Krông Ana nói riêng và thị trường mua bán nhà đất Đắk Lắk nói chung phát triển trong thời gian tới.
Về mặt văn hóa - xã hội:
Giáo dục và Đào tạo:100% số xã, thị trấn duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; 100% cán bộ, giáo viên của ngành có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. Phấn đấu mỗi năm xây dựng 01 trường trở lên đạt chuẩn quốc gia.
Y tế, dân số: Phấn đấu 100% trạm y tế cơ sở được duy trì chuẩn quốc gia một cách bền vững. 100% trạm y tế có đủ nhân lực và cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc gia. Giảm tỷ suất sinh bình quân hàng năm từ 0,2-0,4‰; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 còn 1,0%; quy mô dân số của huyện đến 2020 là 91.900 người; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi còn 16%.
Về văn hóa - thông tin: Đến năm 2020, có 82% gia đình được công nhận gia đình văn hóa; 95% cơ quan, đơn vị đạt cơ quan, đơn vị văn hóa; 75,34% số thôn, buôn đạt thôn, buôn văn hóa; duy trì 100% xã, thị trấn có trạm Đài truyền thanh cơ sở hoạt động có hiệu quả và 100% số xã được phủ sóng truyền thanh, có 98% số hộ được nghe đài, xem truyền hình; 100% nhà sinh hoạt cộng đồng của các buôn đồng bào dân tộc thiểu số được đầu tư, nâng cấp, trang bị các thiết bị âm thanh, nhạc cụ,...phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí của nhân dân, 100% thôn, tổ dân phố có hội trường hoặc điểm sinh hoạt văn hoá; 100% thôn, buôn, tổ dân phố có điểm truy cập Internet.
Về điều kiện đất đai:
Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN năm 1980 được chuyển đổi sang hệ thống phân loại đất quốc tế FAO – UNESCO năm 1995 và kết quả phân loại lại theo phương pháp phân loại World Reference Base (WRB) của Viện QH & TKNN phối hợp với trường Đại Học Leuven (Vương Quốc Bỉ) năm 1999. Tài nguyên đất huyện Krông Ana được chia thành 9 nhóm và 21 đơn vị đất đai:
- Nhóm đất phù sa
- Nhóm đất Gley
- Nhóm đất đen
- Nhóm đất xám
- Nhóm đất đỏ
- Nhóm đất nâu thẫm
- Nhóm đất mới biến đổi
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
- Sông hồ
Về tài nguyên rừng:
Theo thống kê đất đai và kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng của tỉnh ĐắkLắk, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng tính đến nay toàn huyện có 5.963,02 ha đất lâm nghiệp, chiếm 16,7% diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích rừng tự nhiên sản xuất 3.756,69 ha chiếm 62,99% diện tích đất lâm nghiệp; diện tích rừng tự nhiên phòng hộ 436,53 ha chiếm 7,31% diện tích đất lâm nghiệp, tập trung ở xã Dray Sáp, TT Buôn Trấp; diện tích đất có rừng tự nhiên đặc dụng 1.769,80 ha chiếm 29,7% diện tích đất lâm nghiệp, phân bố ở xã Bình Hoà (thuộc khu bảo tồn Nam Ka).
Ngoài ra, các điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển hạ tầng, kinh tế cũng thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nhà đất huyện Krông Búk và các địa phương khác của tỉnh Đắk Lắk.