Đất phi nông nghiệp là gì? Giá đất như thế nào?

Ban nội dung
Được đăng bởi LandInfo
Nội dung

    Đất phi nông nghiệp là quỹ đất phục vụ cho các hoạt động sản xuất, sinh hoạt, thương mại không thuộc phạm trù nông nghiệp. Các định nghĩa về đất nông nghiệp - phi nông nghiệp được chính phủ ban hành nhằm phân bổ mục đích sử dụng đất cụ thể, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. 

    Hôm nay, hãy cùng Landinfotìm hiểu mọi thông tin chi tiết xoay quanh đất phi nông nghiệp, bao gồm:

    1. Định nghĩa chi tiết
    2. Phân loại đất phi nông nghiệp
    3. Bảng giá đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
    4. Thủ tục mua bán đất phi nông nghiệp
    5. Các câu hỏi thường gặp xoay quanh việc sử dụng, chuyển nhượng đất phi nông nghiệp

    Đất phi nông nghiệp là gì?

    Đất phi nông nghiệp là loại đất có mục đích sử dụng không thuộc phạm vi trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp. 

    Đất phi nông nghiệp là loại đất có mục đích sử dụng không thuộc phạm vi trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp.

    Đất phi nông nghiệp bao gồm: 

    1. Đất ở tại khu vực nông thôn và đất ở tại khu vực đô thị;
    2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp:
    3. Đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh;
    4. Đất phục vụ cho mục đích sản xuất hoặc kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh thương mại; đất sử dụng cho các hoạt động khai thác; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm;
    5. Đất sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ cho cộng đồng bao gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao phục vụ công ích, đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
    6. Đất phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
    7. Đất xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa hoặc nhà hỏa táng;
    8. Đất sông, suối, kênh, rạch, mương, đầu nguồn nước và khu đất có mặt nước chuyên dùng.

    Các loại đất phi nông nghiệp

    Tương tự với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp cũng được phân chia thành nhiều loại khác nhau và được quy định mục đích sử dụng riêng biệt:

    Đất ở tại khu vực nông thôn và đất ở tại khu vực đô thị:

    Đất ở tại nông thôn là diện tích đất đã được cơ quan nhà nước cấp phép sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng điểm dân cư của khu vực. 

    Bao gồm đất xây dựng nhà ở, đất xây dựng công trình đời sống, đất vườn, ao trong cùng thửa đất của khu dân cư nông thôn.

    Đất ở tại khu vực đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyền sử dụng. 

    Loại đất này bao gồm đất xây dựng nhà ở, đất xây dựng các công trình phục vụ đời sống, đất vườn, ao trong cùng một ô đất thuộc quy hoạch khu dân cư đô thị. Ngày nay, các đô thị có xu hướng phát triển mạnh mẽ, mức sống của dân cư ngày càng được nâng cao, công tác quản lý, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng các khu đô thị ngày càng cần thiết và được quy định chặt chẽ, hợp lý và triệt để hơn.

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sự nghiệp:

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan là loại đất dùng để xây dựng cơ quan nhà nước, căn cứ, văn phòng của các tổ chức chính trị - xã hội.

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan là loại đất dùng để xây dựng cơ quan nhà nước, căn cứ, văn phòng của các tổ chức chính trị - xã hội.

    Đất xây dựng công trình sự nghiệp bao gồm đất xây dựng các công trình công cộng văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các hoạt động phi thương mại khác. 

    Đất phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh

    Việc Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh là để bảo vệ an ninh quốc gia, sẵn sàng ứng phó khi đất nước lâm vào hoàn cảnh khó khăn hoặc có nguy cơ sử dụng vũ lực, vũ trang từ bên ngoài.

    Đất phục vụ cho mục đích sản xuất hoặc kinh doanh phi nông nghiệp 

    Đây là loại đất dùng để xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho các hoạt động khai thác; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gốm;

    Đất sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ cho cộng đồng 

    Bao gồm đất dành cho việc xây dựng hệ thống giao thông (cảng hàng không, sân bay, cảng sông, cảng biển, mạng lưới đường sắt, mạng lưới đường bộ và các công trình giao thông khác); đất phục vụ cho mục đích thủy lợi; đất có di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; khuôn viên sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất dùng để xây dựng các công trình năng lượng; đất xây dựng công trình bưu chính viễn thông, đất xây dựng chợ; đất dùng làm bãi chôn lấp, xử lý chất thải và các công trình công cộng khác;

    Đất dành cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng:

    Đất cơ sở tôn giáo bao gồm đất chùa chiền, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tịnh xá, trường đào tạo tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo khác được nhà nước ủy quyền hoạt động.

    Đất tín ngưỡng là diện tích đất bao gồm các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. Những năm gần đây, xu hướng xây dựng từ đường, nhà thờ họ của người dân ngày càng nhiều, vấn đề sử dụng đất vào mục đích này cũng cần được quan tâm và quy hoạch kỹ lưỡng.

    Đất xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa hoặc nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng

    Đất sử dụng làm nghĩa địa hoặc nghĩa trang cần được quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, cách xa khu dân cư, thích hợp cho việc an táng, viếng thăm, vệ sinh, bảo vệ môi trường và tiết kiệm đất;

    Đất có sông, ngòi, kênh, rạch và các mặt nước chuyên dùng:

    Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê đất trên sông, suối, kênh, rạch để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế và thu tiền thuê đất hàng năm.

    Các loại đất phi nông nghiệp khác

    Bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán trại làm nơi cư trú cho công nhân trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng các công trình khác của người sử dụng đất không vì mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở. 

    Bảng giá các loại đất phi nông nghiệp

    Mỗi loại đất phi nông nghiệp sẽ có mức giá khác biệt. Bảng giá đất phi nông nghiệp được quy định dựa trên từng khu vực, vị trí đất và loại đất, cụ thể như sau: 

    Xác định bảng giá đất phân theo khu vực 

    Đất phi nông nghiệp tại 19 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được áp dụng khung giá đất của đô thị đặc biệt theo nghị định của chính phủ.

    Đất phi nông nghiệp tại các thị trấn thuộc 5 huyện của Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng khung giá đất của đô thị loại V. Đất phi nông nghiệp tại các xã thuộc 5 huyện này sẽ được áp dụng khung giá đất của các xã đồng bằng.

    Những quy định về vị trí đất 

    1. Trong bảng giá đất phi nông nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh, đất ở vị trí 1 là thửa đất có ít nhất một mặt giáp đường có tên trong bảng giá đất.
    2. Đất ở vị trí 2 có ít nhất một bên tiếp giáp đường hẻm rộng từ 5m trở lên thì được tính bằng 0,5 giá đất ở vị trí 1.
    3. Đất có ít nhất một bên tiếp giáp hẻm rộng từ 3m đến 5m thì có giá trị tính bằng 0,8 của vị trí 2.
    4. Đất ở các vị trí còn lại có giá trị tính bằng 0,8 của vị trí 3

    Trường hợp các sân trên có chiều sâu tính từ mép trong của mặt tiền đường từ 100m trở lên (theo quy hoạch của địa chính) thì được giảm 10% giá đất quy định của mỗi loại.

    Giá đất tại đô thị đặc biệt tại vị trí không có mặt tiền đường không thấp hơn giá tối thiểu trong khung giá đất do Chính phủ ban hành tương ứng với từng loại đất.

    Mỗi loại đất phi nông nghiệp sẽ có mức giá khác biệt

    Bảng giá các loại đất phi nông nghiệp

    Bảng giá đất ở

    Giá đất ở tại mỗi tỉnh thành, quận, huyện khác nhau sẽ được quy định theo một bảng giá riêng biệt. Dưới đây là ví dụ cụ thể về bảng giá đất ở nằm tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh: 

    STT

    TÊN ĐƯỜNG

    ĐOẠN ĐƯỜNG

    GIÁ

    TỪ

    ĐẾN

    1

    2

    3

    4

    5

    1

    ALEXANDRE DE RHODES

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    92.400

    2

    BÀ LÊ CHÂN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.600

    3

    BÙI THỊ XUÂN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    59.800

    4

    BÙI VIỆN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    52.800

    5

    CALMETTE

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    57.800

    6

    CAO BÁ NHẠ

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    33.900

    7

    CAO BÁ QUÁT

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    46.200

    8

    CHU MẠNH TRINH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    52.800

    9

    CÁCH MẠNG THÁNG 8

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    66.000

    10

    CỐNG QUỲNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    58.100

    11

    CÔ BẮC

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    35.500

    12

    CÔ GIANG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    35.600

    13

    CÔNG TRƯỜNG LAM SƠN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    115.900

    14

    CÔNG TRƯỜNG MÊ LINH

     

     

    96.800

    15

    CÔNG XÃ PARIS

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    96.800

    16

    CÂY ĐIỆP

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    21.400

    17

    ĐINH CÔNG TRÁNG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.600

    18

    ĐINH TIÊN HOÀNG

    LÊ DUẨN

    ĐIỆN BIÊN PHỦ

    36.400

    ĐIỆN BIÊN PHỦ

    VÕ THỊ SÁU

    45.200

    VÕ THỊ SÁU

    CẦU BÔNG

    35.000

    19

    ĐIỆN BIÊN PHỦ

    CẦU ĐIỆN BIÊN PHỦ

    ĐINH TIÊN HOÀNG

    35.000

    ĐINH TIÊN HOÀNG

    HAI BÀ TRƯNG

    45.500

    20

    ĐẶNG DUNG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.000

    21

    ĐẶNG THỊ NHU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    56.700

    22

    ĐẶNG TRẦN CÔN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    37.400

    23

    ĐẶNG TẤT

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.000

    24

    ĐỀ THÁM

    VÕ VĂN KIỆT

    TRẦN HƯNG ĐẠO

    30.300

    24

    ĐỀ THÁM

    TRẦN HƯNG ĐẠO

    PHẠM NGŨ LÃO

    36.500

    25

    ĐỒNG KHỞI

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    162.000

    26

    ĐỖ QUANG ĐẨU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    39.600

    27

    ĐÔNG DU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    88.000

    28

    HAI BÀ TRƯNG

    BẾN BẠCH ĐẰNG

    NGUYỄN THỊ MINH KHAI

    96.800

    NGUYỄN THỊ MINH KHAI

    VÕ THỊ SÁU

    65.600

    VÕ THỊ SÁU

    NGÃ 3 TRẦN QUANG KHẢI

    72.700

    NGÃ 3 TRẦN QUANG KHẢI

    CẦU KIỆU

    58.200

    29

    HÒA MỸ

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    22.100

    30

    HUYỀN QUANG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    24.600

    31

    HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    44.000

    32

    HUỲNH THÚC KHÁNG

    NGUYỄN HUỆ

    NAM KỲ KHỞI NGHĨA

    92.400

    NAM KỲ KHỞI NGHĨA

    QUÁCH THỊ TRANG

    70.000

    33

    HUỲNH KHƯƠNG NINH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    26.300

    34

    HÀM NGHI

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    101.200

    35

    HÀN THUYÊN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    92.400

    36

    HẢI TRIỀU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    86.000

    37

    HOÀNG SA

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    26.400

    38

    HỒ HUẤN NGHIỆP

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    92.400

    39

    HỒ HẢO HỚN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    30.200

    40

    HỒ TÙNG MẬU

    VÕ VĂN KIỆT

    HÀM NGHI

    41.300

    HÀM NGHI

    TÔN THẤT THIỆP

    68.900

    41

    KÝ CON

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    58.200

    42

    LÝ TỰ TRỌNG

    NGÃ SÁU PHÙ ĐỔNG

    HAI BÀ TRƯNG

    101.200

    HAI BÀ TRƯNG

    TÔN ĐỨC THẮNG

    78.500

    43

    LÝ VĂN PHỨC

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    28.100

    44

    LƯƠNG HỮU KHÁNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    38.800

    45

    LÊ ANH XUÂN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    66.000

    46

    LÊ CÔNG KIỀU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    46.600

    47

    LÊ DUẨN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    110.000

    48

    LÊ LAI

    CHỢ BẾN THÀNH

    NGUYỄN THỊ NGHĨA

    88.000

    NGUYỄN THỊ NGHĨA

    NGUYỄN TRÃI

    79.200

    49

    LÊ LỢI

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    162.000

    50

    LÊ THÁNH TÔN

    PHẠM HỒNG THÁI

    HAI BÀ TRƯNG

    115.900

    HAI BÀ TRƯNG

    TÔN ĐỨC THẮNG

    110.000

    51

    LÊ THỊ HỒNG GẤM

    NGUYỄN THÁI HỌC

    CALMETTE

    48.400

    CALMETTE

    PHÓ ĐỨC CHÍNH

    59.400

    52

    LÊ THỊ RIÊNG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    66.000

    53

    LƯU VĂN LANG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    83.600

    54

    LÊ VĂN HƯU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    57.200

    55

    MAI THỊ LỰU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    40.600

    56

    MÃ LỘ

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    25.400

    57

    MẠC THỊ BƯỞI

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    88.000

    58

    MẠC ĐỈNH CHI

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    59.400

    59

    NGUYỄN THỊ MINH KHAI

    CẦU THỊ NGHÈ

    HAI BÀ TRƯNG

    61.400

    HAI BÀ TRƯNG

    CỐNG QUỲNH

    77.000

    CỐNG QUỲNH

    NGÃ SÁU NGUYỄN VĂN CỪ

    66.000

    60

    NAM KỲ KHỞI NGHĨA

    VÕ VĂN KIỆT

    HÀM NGHI

    79.200

    HÀM NGHI

    NGUYỄN THỊ MINH KHAI

    75.600

    61

    NGUYỄN AN NINH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    79.200

    62

    NGUYỄN CẢNH CHÂN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    44.800

    63

    NGUYỄN CÔNG TRỨ

    NGUYỄN THÁI HỌC

    PHÓ ĐỨC CHÍNH

    57.200

    PHÓ ĐỨC CHÍNH

    HỒ TÙNG MẬU

    73.000

    64

    NGUYỄN CƯ TRINH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    57.500

    65

    NGUYỄN DU

    CÁCH MẠNG THÁNG 8

    NAM KỲ KHỞI NGHĨA

    57.200

    NAM KỲ KHỞI NGHĨA

    HAI BÀ TRƯNG

    66.000

    HAI BÀ TRƯNG

    TÔN ĐỨC THẮNG

    57.200

    66

    NGUYỄN HUY TỰ

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    35.100

    67

    NGUYỄN HUỆ

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    162.000

    68

    NGUYỄN VĂN BÌNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    57.200

    69

    NGUYỄN VĂN NGUYỄN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    25.400

    70

    NGUYỄN HỮU CẦU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    34.100

    71

    NGUYỄN KHẮC NHU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    37.000

    72

    NGUYỄN PHI KHANH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    25.400

    73

    NAM QUỐC CANG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    44.000

    74

    NGUYỄN SIÊU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    46.200

    75

    NGUYỄN THIỆP

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    74.800

    76

    NGUYỄN THÁI BÌNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    57.100

    77

    NGUYỄN THÁI HỌC

    TRẦN HƯNG ĐẠO

    PHẠM NGŨ LÃO

    61.600

    ĐOẠN CÒN LẠI

     

    48.400

    78

    NGUYỄN THÀNH Ý

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.200

    79

    NGUYỄN THỊ NGHĨA

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    61.600

    80

    NGUYỄN TRUNG NGẠN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    37.000

    81

    NGUYỄN TRUNG TRỰC

    LÊ LỢI

    LÊ THÁNH TÔN

    82.200

    LÊ THÁNH TÔN

    NGUYỄN DU

    77.000

    82

    NGUYỄN TRÃI

    NGÃ 6 PHÙ ĐỔNG

    CỐNG QUỲNH

    88.000

    CỐNG QUỲNH

    NGUYỄN VĂN CỪ

    66.000

    83

    NGUYỄN VĂN CHIÊM

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    66.000

    84

    NGUYỄN VĂN CỪ

    VÕ VĂN KIỆT

    TRẦN HƯNG ĐẠO

    33.600

    TRẦN HƯNG ĐẠO

    NGÃ 6 NGUYỄN VĂN CỪ

    42.700

    85

    NGUYỄN VĂN GIAI

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    44.000

    86

    NGUYỄN VĂN THỦ

    HAI BÀ TRƯNG

    MẠC ĐĨNH CHI

    48.400

    MẠC ĐĨNH CHI

    HOÀNG SA

    44.000

    87

    NGUYỄN VĂN TRÁNG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    44.000

    88

    NGUYỄN VĂN NGHĨA

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.300

    89

    NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

    HAI BÀ TRƯNG

    NGUYỄN BỈNH KHIÊM

    66.000

    NGUYỄN BỈNH KHIÊM

    HOÀNG SA

    45.000

    90

    NGUYỄN BỈNH KHIÊM

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    48.800

    91

    NGÔ VĂN NĂM

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    47.700

    92

    NGÔ ĐỨC KẾ

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    88.000

    93

    PASTEUR

    NGUYỄN THỊ MINH KHAI

    HÀM NGHI

    79.500

    HÀM NGHI

    VÕ VĂN KIỆT

    69.600

    94

    PHAN BỘI CHÂU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    88.000

    95

    PHAN CHÂU TRINH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    88.000

    96

    PHAN KẾ BÍNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    37.300

    97

    PHAN LIÊM

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    33.800

    98

    PHAN NGỮ

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    33.000

    99

    PHAN TÔN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    33.000

    100

    PHAN VĂN TRƯỜNG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    35.200

    101

    PHAN VĂN ĐẠT

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    57.200

    102

    PHẠM HỒNG THÁI

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    83.600

    103

    PHẠM NGỌC THẠCH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    65.000

    104

    PHẠM NGŨ LÃO

    PHÓ ĐỨC CHÍNH

    NGUYỄN THỊ NGHĨA

    51.200

    NGUYỄN THỊ NGHĨA

    NGUYỄN TRÃI

    70.400

    105

    PHẠM VIẾT CHÁNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    44.000

    106

    PHÓ ĐỨC CHÍNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    63.200

    107

    PHÙNG KHẮC KHOAN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    38.400

    108

    SƯƠNG NGUYỆT ÁNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    77.000

    109

    THI SÁCH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    57.200

    110

    THÁI VĂN LUNG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    79.700

    111

    THẠCH THỊ THANH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    35.200

    112

    THỦ KHOA HUÂN

    NGUYỄN DU

    LÝ TỰ TRỌNG

    88.000

    LÝ TỰ TRỌNG

    LÊ THÁNH TÔN

    88.000

    113

    TRẦN CAO VÂN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    63.200

    114

    TRẦN DOÃN KHANH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    33.000

    115

    TRẦN HƯNG ĐẠO

    QUÁCH THỊ TRANG

    NGUYỄN THÁI HỌC

    68.900

    NGUYỄN THÁI HỌC

    NGUYỄN KHẮC NHU

    76.000

    NGUYỄN KHẮC NHU

    NGUYỄN VĂN CỪ

    58.700

    116

    TRẦN KHÁNH DƯ

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.000

    117

    TRẦN KHẮC CHÂN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.000

    118

    TRẦN NHẬT DUẬT

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    32.000

    119

    TRẦN QUANG KHẢI

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    38.700

    120

    TRẦN QUÝ KHOÁCH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    33.400

    121

    TRẦN ĐÌNH XU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    31.200

    122

    TRỊNH VĂN CẤN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    37.400

    123

    TRƯƠNG HÁN SIÊU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    19.500

    124

    TRƯƠNG ĐỊNH

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    88.000

    125

    TÔN THẤT THIỆP

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    68.200

    126

    TÔN THẤT TÙNG

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    63.200

    127

    TÔN THẤT ĐẠM

    TÔN THẤT THIỆP

    HÀM NGHI

    79.200

    HÀM NGHI

    VÕ VĂN KIỆT

    63.200

    128

    TÔN ĐỨC THẮNG

    LÊ DUẨN

    CÔNG TRƯỜNG MÊ LINH

    89.300

    CÔNG TRƯỜNG MÊ LINH

    CẦU NGUYỄN TẤT THÀNH

    105.600

    129

    VÕ VĂN KIỆT

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    36.800

    130

    VÕ THỊ SÁU

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    56.000

    131

    YERSIN

    TRỌN ĐƯỜNG

     

    63.800

    132

    NGUYỄN HỮU CẢNH

    TÔN ĐỨC THẮNG

    NGUYỄN BỈNH KHIÊM

    79.200

     Giá đất thương mại, dịch vụ

    1. Giá đất thương mại, dịch vụ được tính bằng 80% giá đất ở cùng loại vị trí và khu vực
    2. Giá đất thương mại, dịch vụ không được thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm trong các khu dân cư cùng khu vực.

    Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp hoặc phục vụ cho các công trình công cộng có mục đích kinh doanh

    1. Giá đất tính bằng 60% giá đất ở liền kề cùng loại vị trí và khu vực
    2. Giá đất không được thấp hơn giá đất trồng cây lâu năm trong các khu dân cư cùng khu vực.

    Đất xây nghĩa trang, xây trường học, cơ sở y tế hoặc các cơ sở tôn giáo

    1. Giá đất tính bằng 60% giá đất ở liền kề cùng loại vị trí và khu vực

    Đất phi nông nghiệp nằm trong khu công nghệ cao

    1. Đất sử dụng với mục đích thương mại, dịch vụ tính bằng 80% giá đất ở liền kề cùng loại vị trí và khu vực
    2. Đất sản xuất phi nông nghiệp, phi kinh doanh cấp tính bằng 60% giá đất ở liền kề cùng loại vị trí và khu vực

    Giá các loại đất phi nông nghiệp khác

    Căn cứ vào phương pháp định giá, so sánh các loại đất liền kề để xác định giá đất.

    Các loại/Cách tính thuế giá đất phi nông nghiệp

    Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp thuế sử dụng đất ở hoặc sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích sản xuất, kinh doanh. Các loại đất phi nông nghiệp phải chịu thuế sử dụng đất bao gồm:

    1. Đất ở tại khu vực nông thôn và đất ở tại khu vực đô thị.
    2. Đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại bao gồm đất xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở thương mại, dịch vụ hoặc các loại công trình phục vụ sản xuất kinh doanh.
    3. Đất để khai thác, chế biến quặng, trừ trường hợp khai thác khoáng sản không ảnh hưởng đến lớp đất ở bề mặt.
    4. Đất khai thác nguyên liệu, gia công, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ.

    Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với đất ở, đất phi nông nghiệp khác sử dụng vào mục đích kinh doanh được xác định như sau:

    1. Số thuế sử dụng đất phải nộp = Số thuế phát sinh - Số thuế được miễn, giảm (có thể có hoặc không)

    Trong đó:

    1. Số thuế phải nộp = Diện tích đất tính thuế x Giá 1m2 đất (đồng / m2) x Thuế suất%
    2. Giá 1m2 đất được quy định bởi UBND cấp tỉnh 
    3. Thuế suất đối với đất ở được quy định như sau: 
      1. Đất có diện tích trong hạn mức chịu thuế suất 0,03%
      2. Diện tích vượt hạn mức không quá 3 lần có thuế suất 0,07% 
      3. Diện tích đất vượt quá 3 lần hạn mức chịu thuế suất 0,15%
    4. Đất phi nông nghiệp được sử dụng với mục đích kinh doanh có thuế suất 0,03%
    5. Đất được sử dụng không đúng với mục đích chịu thuế suất 0,15%
    6. Đất thuộc diện lấn, chiếm có thuế suất 0,2%

    Thủ tục mua bán nhà đất phi nông nghiệp

    Thủ tục mua bán nhà đất phi nông nghiệp là thông tin được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Landinfotìm hiểu ngay các bước thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất chuẩn pháp lý: 

    Điều kiện chuyển nhượng, mua bán đất phi nông nghiệp

    Về cơ bản, điều kiện chung để được chuyển nhượng, mua bán đất phi nông nghiệp được quy định như sau:

    1. Bên chuyển nhượng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất chuyển nhượng
    2. Đất dự định chuyển nhượng không nằm trong diện đang tranh chấp
    3. Quyền sử dụng đất không bị nhà nước kê biên nhằm bảo đảm thi hành án
    4. Đất chuyển nhượng vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất hợp pháp
    5. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và có chỉ có hiệu lực khi được đăng ký chính thức vào sổ địa chính.

    Hồ sơ chuyển nhượng, mua bán đất phi nông nghiệp

    Hai bên mua và bán khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ cùng chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ dưới đây:

    1. 1 bản chính và 2 bản sao của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có chứng thực)
    2. 2 bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu của hai bên chuyển nhượng đã được chứng thực 
    3. 2 bản sao hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng
    4. 2 bộ có chứng thực các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất chung / riêng (giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận độc thân)
    5. 1 bản chính đơn đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất (01 bản chính)
    6. 2 bản chính tờ khai lệ phí trước bạ (02 bản chính)
    7. 2 bản chính tờ khai thuế thu nhập cá nhân (02 bản chính)
    8. 2 bản chính tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
    9. 1 bản kê khai đăng ký thuế
    10. 1 bản chính sơ đồ vị trí đất và nhà ở, công trình gắn liền (nếu có)

    Hồ sơ sẽ được nộp tại phòng Tài nguyên và Môi trường, tại đây hồ sơ sẽ được kiểm tra và người nộp hồ sơ sẽ nhận được thông báo về việc hoàn thiện hồ sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định. Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ xử lý hồ sơ và cơ quan thuế sẽ thông báo thuế chuyển nhượng đất phi nông nghiệp để người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính.

    Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo:

    Thủ tục mua bán nhà đất có sổ hồng

    Các loại thuế, phí cần đóng

    Ngoài các chi phí hợp thức hóa hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ liên quan. Các nghĩa vụ tài chính mà hai bên tham gia chuyển nhượng cần phải thực hiện sẽ bao gồm:

    1. Lệ phí trước bạ (thường sẽ do người nhận chuyển nhượng đóng)
    2. Thuế thu nhập cá nhân (thông thường sẽ do người chuyển nhượng kê khai và giao nộp)

    Thủ tục mua bán nhà đất phi nông nghiệp gồm 3 bước

    Những câu hỏi thường gặp về mua bán đất phi nông nghiệp

    Nhu cầu sử dụng, mua bán đất phi nông nghiệp ngày càng tăng cao, kéo theo những thắc mắc xoay quanh những quy định, thủ tục pháp lý về loại đất này. Hãy cùng Landinfolướt qua những thắc mắc thường gặp nhất và tìm hiểu câu trả lời cụ thể cho mỗi vấn đề: 

    Đất phi nông nghiệp có phải nộp thuế không?

    Các loại đất phi nông nghiệp phải nộp thuế sử dụng theo quy định như sau:

    1. Đất ở tại khu vực nông thôn và đất ở tại khu vực đô thị;
    2. Đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thương mại bao gồm đất xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ sản xuất kinh doanh;
    3. Đất để khai thác, chế biến quặng, trừ trường hợp khai thác khoáng sản không ảnh hưởng đến lớp đất ở bề mặt;
    4. Đất khai thác nguyên liệu, gia công, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm sứ 

    Ở đây chúng ta thấy rằng không phải tất cả đất phi nông nghiệp đều phải chịu thuế. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chỉ cần phải nộp thuế khi sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp vào mục đích sản xuất, kinh doanh.

    Đất phi nông nghiệp có làm được sổ đỏ không?

    Câu trả lời là CÓ, với điều kiện thỏa mãn.

    Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phi nông nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật như sau:

    1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất phi nông nghiệp ổn định, có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản nhà ở gắn liền với đất và không phải trả tiền thuê đất. 
    2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất được cấp sổ đỏ khi đáp ứng một trong các điều kiện: 
      1. Có hộ khẩu thường trú tại địa phương có đất và sử dụng đất ổn định, không xảy ra tranh chấp. Trực tiếp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 
      2. Sử dụng đất ổn định trước thời điểm 1 tháng 7 năm 2004, không bị vi phạm Luật Đất đai. Có xác nhận của UBND xã là đất không bị tranh chấp và được sử dụng phù hợp với mục đích quy hoạch. 
    3. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi cơ sở đó được nhà nước cấp phép hoạt động, không nhận chuyển nhượng, tặng cho đất sau 1 tháng 7 năm 2004 và đất không thuộc diện tranh chấp. 

    Đất phi nông nghiệp có được xây nhà không?

    Câu trả lời là CÓ.

    Sử dụng đất phi nông nghiệp cần tuân thủ đúng nguyên tắc, mục đích sử dụng đất theo kế hoạch được UBND tỉnh đề ra. Việc xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp phải phù hợp với việc sử dụng đất, nếu đất phi nông nghiệp là đất ở thì được phép xây dựng nhà ở. Trong trường hợp đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, người sử dụng cần phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, sau khi được phê duyệt thì mới có thể xây dựng nhà ở. 

    Đất phi nông nghiệp khác là gì?

    Đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán trại làm nơi cư trú cho công nhân trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng các công trình khác của người sử dụng đất không vì mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở. 

    Nộp thuế đất phi nông nghiệp ở đâu? 

    Người nộp thuế đất phi nông nghiệp có thể đăng ký, kê khai và nộp thuế tại cơ quan thuế cấp quận huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc kê khai, nộp thuế với tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý thuế ủy quyền theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn thì người nộp thuế có thể đăng ký, kê khai, tính và nộp thuế tại UBND cấp xã.

    Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng nhất về loại đất phi nông nghiệp, bao gồm định nghĩa, phân loại, các quy định và thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề sử dụng, chuyển nhượng đất. 

    Theo dõi Landinfo.com.vn thường xuyên để cập nhật cho mình những kiến thức bất động sản, kinh nghiệm mua bán nhà đất hữu ích nhất và đăng tải thông tin mua bán bất động sản chính chủ khi có nhu cầu nhé!

    Chia sẽ (FB, Zalo)

    Tin tức nhiều người xem

    Tin tức liên quan

    Nội dung
      Phản hồi - Góp ý