Bật mí kinh nghiệm mua nhà cũ chuẩn pháp lý và hợp tuổi gia chủ

Ban nội dung
Được đăng bởi LandInfo
Nội dung

    Kinh nghiệm mua nhà cũ là những vấn đề, lưu ý quan trọng mà ta cần xem xét khi lựa chọn mua bán nhà để đảm bảo giao dịch an toàn, hiệu quả và mang đến lợi ích về sau. Hãy cùng Landinfođi vào phân tích các vấn đề phong thủy, pháp lý khi mua nhà cũ nhằm đưa ra lựa chọn chuẩn nhất.

    Xem xét đến các vấn đề pháp lý

    Kinh nghiệm mua nhà cũ cho thấy: Trước khi quyết định xuống tiền mua bán nhà đất, ta cần xem xét kỹ lưỡng về tính pháp lý của ngôi nhà định mua. Đây là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tính an toàn và hiệu quả của giao dịch.

    1. Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất của chủ cũ (Sổ đỏ)
    2. Kiểm tra thẻ CMND hoặc thẻ CCCD của bên bán
    3. Kiểm tra hiện trạng của căn nhà cũ
    4. Nhà có đang thuộc diện thế chấp hay không?
    5. Kiểm tra xem ngôi nhà có thuộc trong diện quy hoạch hay không?
    6. Kiểm tra chất lượng xây dựng
    Bật mí kinh nghiệm mua nhà cũ chuẩn pháp lý và hợp tuổi gia chủ
    Xem xét đến các vấn đề pháp lý

    Giấy chứng nhận sở hữu nhà đất của chủ cũ (Sổ đỏ)

    Để xác minh tính pháp lý của ngôi nhà cũ, theo kinh nghiệm mua nhà cũ sửa lại bán, nên yêu cầu người bán đưa ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (cũng có thể gọi là Sổ hồng hay Sổ đỏ) và giấy phép xây dựng của ngôi nhà gắn liền với đất - cũng có nghĩa là ngôi nhà cũ mà bạn đang xem xét mua lại.

    Kèm theo đó là các giấy tờ khác như thông báo và biên lai nộp thuế trước bạ, bản vẽ hiện trạng.

    Kiểm tra thẻ CMND hoặc thẻ CCCD của bên bán

    Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, chứng minh thư của người bán hoặc thẻ căn cước công dân cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Mục đích của việc xác nhận này là để xem liệu người bán có đúng là chủ sở hữu của ngôi nhà đó hay không. Đây là kinh nghiệm mua nhà cũ giúp bạn tránh được việc trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo hay các tổ chức trái phép.

    Thêm vào đó, người mua nên xác minh tình trạng pháp lý của bất động sản với các cơ quan nhà nước có liên quan như phòng tài nguyên và môi trường ở địa bàn Huyện hoặc các cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất đai. Điều này giúp người mua hiểu rõ tài sản đó có đang bị tranh chấp, thế chấp hay không? Nó có bị thu hồi hay lập kế hoạch dự án không? ...

    Kiểm tra hiện trạng của căn nhà cũ

    Khi xem xét và đánh giá căn nhà bạn cũ định mua, hãy chú ý đến từng chi tiết của căn nhà, tránh đánh giá sai về tình trạng thật của nó. Điều này là một kinh nghiệm mua nhà chung cư cũ vô cùng quan trọng.

    Hiện nay, nhiều chủ sở hữu vì muốn thu hút người mua và bán được căn nhà của mình với giá tốt nên đã không ngần ngại chi mạnh tay để sửa sang lại căn nhà của mình. Thậm chí, nhiều ngôi nhà đã xuống cấp nhưng chỉ cần một vài mua bán nhà đất cũ sửa lại bán, thi công xây lại nhanh chóng bằng vật liệu rẻ tiền là lại có thể trông như mới.

    Đặc biệt, nhiều đối tượng kinh nghiệm mua bán nhà cũ rồi sửa lại để bán nhằm đánh lừa những người mua thiếu kinh nghiệm. Do đó, người mua nên cẩn thận vì người bán có thể cố gắng che giấu những điểm yếu trong căn nhà khiến bạn không thể đánh giá được tình trạng thực sự của nó.

     

    Nhà có đang thuộc diện thế chấp hay không?

    Để chắc chắn được rằng ngôi nhà cũ đang định mua có đang vướng phải những vấn đề về pháp lý hay không. Bạn có thể thực hiện việc kiểm tra dựa trên các trình tự sau đây:

    1. Kiểm tra thông tin được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    2. Tra cứu thông tin chính xác tại các văn phòng công chứng
    3. Đăng ký kiểm tra thông tin tại các cơ quan có thẩm quyền
    4. Dò hỏi thông tin liên quan đến người bán với các hộ lân cận hoặc công ty môi giới
    5. Lưu ý các điều khoản nằm trong hợp đồng đặt cọc

    Cụ thể để có kinh nghiệm mua bán nhà cũ, bạn cần lưu ý như sau:

    Bật mí kinh nghiệm mua nhà cũ chuẩn pháp lý và hợp tuổi gia chủ
    Nhà có đang thuộc diện thế chấp hay không?

    Kiểm tra thông tin được thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Bạn có thể yêu cầu người bán và cũng là chủ sở hữu ngôi nhà xuất trình bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu đây là tài sản thế chấp ngân hàng thì trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi rõ là "Đã thế chấp quyền sử dụng cho ngân hàng Y dựa theo hợp đồng số X" hoặc đính kèm tờ rời (có đóng dấu của Cơ quan đăng ký đất đai). Thông tin này có thể tìm thấy trên các trang 3, 4 hoặc các trang bổ sung của chứng chỉ.

    Tra cứu thông tin chính xác tại các văn phòng công chứng

    Với phương thức này, trước tiên người mua phải yêu cầu người bán cung cấp bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ / sổ hồng). Sau đó mang bản sao này đến phòng công chứng để tra cứu thông tin nhà, đất đã thế chấp ngân hàng hay chưa. Tùy theo quy định của từng văn phòng công chứng, việc tra cứu này có thể miễn phí hoặc cần trả phí.

    Đăng ký kiểm tra thông tin tại các cơ quan có thẩm quyền

    Ngoài ra, bạn cũng có thể đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có nhà, đất để kiểm tra. Một bản sao của Giấy chứng nhận quyền sử dụng do người bán cung cấp có thể được sử dụng để xác minh tình trạng của ngôi nhà có được thế chấp hay không.

    Dò hỏi thông tin liên quan đến người bán với các hộ lân cận hoặc công ty môi giới

    Một kinh nghiệm mua bán nhà cũ khá hữu ích đó là: Để kiểm tra xem bên bán có đang thế chấp ngôi nhà cũ hay không, bạn có thể liên hệ với các sàn giao dịch bất động sản uy tín. Bạn nên chọn những đơn vị môi giới hoặc công ty môi giới có giấy tờ hoạt động hợp pháp, làm việc minh bạch, chuyên nghiệp và được nhiều khách hàng tin tưởng.

    Khi người bán thế chấp bất động sản với các bên cho vay nóng mà bạn không thể xác minh thông tin với cơ quan chức năng thì việc hỏi thông tin từ người dân địa phương được coi là một cách hữu hiệu. Bạn có thể hỏi các câu hỏi xoay quanh việc người bán là ai? Bất động sản này có thuộc về họ hay không? Vấn đề an ninh ở khu vực này có tốt không? Đặc biệt, hãy hỏi thăm họ rằng có thấy ai đến đòi tiền, nợ không?

    Lưu ý các điều khoản nằm trong hợp đồng đặt cọc

    Khi mua nhà, người mua phải đặt cọc một khoản tiền nhất định tùy theo giá trị của mảnh đất hay căn nhà. Đây cũng là một trong số các kinh nghiệm mua nhà cũ sửa lại bán cần nhớ. Vì vậy, cần quan tâm đến những thông tin trong hợp đồng đặt cọc vì đây sẽ là chứng cứ mang giá trị pháp lý giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình. Thông thường, khoản trả trước sẽ không quá 10% giá trị của toàn bộ ngôi nhà.

    Ngoài ra, trong hợp đồng đặt cọc phải điền đầy đủ thông tin chính xác và thống nhất như thông tin nhân thân của hai bên, liệt kê các loại giấy tờ liên quan, ghi cụ thể thời gian và địa điểm đặt cọc, đặc điểm, giá trị của ngôi nhà, khoản tiền đặt cọc được ghi bằng cả số và chữ và phương thức thanh toán, xác định đối tượng chịu thuế và phí, ghi chú về việc xử lý tiền đặt cọc trong trường hợp vi phạm hợp đồng

    Trong trường hợp bên bán thế chấp nhà cho ngân hàng thì phải có văn bản cam kết của 3 bên gồm bên mua, bên bán và ngân hàng. Nội dung của biên bản cam kết sẽ liên quan đến việc thanh toán tiền mua nhà giữa người bán và người mua và việc thanh toán công nợ giữa người bán và ngân hàng. Văn bản này sẽ giúp ràng buộc quyền và nghĩa vụ của 3 bên trong việc thanh toán tiền, xử lý vi phạm hợp đồng cũng như xử lý tài sản thế chấp.

     

    Kiểm tra xem ngôi nhà có thuộc trong diện quy hoạch hay không?

    Theo kinh nghiệm mua bán căn hộ chung cư cũ, một quy định quan trọng mà bạn cần biết là UBND cấp Huyện có trách nhiệm thông báo công khai quy hoạch sử dụng đất thuộc phạm vi cấp Huyện tại trụ sở cơ quan và Cổng thông tin điện tử. Đồng thời phải thông báo công khai nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp Huyện đối với xã, phường, thị trấn tại trụ sở UBND cấp Xã.

    Việc thông báo công khai phải được thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và phải được thực hiện trong suốt thời kỳ diễn ra quy hoạch.

    Căn cứ vào các quy định trên, để biết ngôi nhà mình định mua có thuộc quy hoạch hay không, bạn có thể kiểm tra theo các cách sau:

    1. Tư vấn quy hoạch vùng trực tiếp tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trực thuộc Trung ương.
    2. Xem trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
    3. Hỏi người phụ trách địa chính xã hoặc người dân khu vực có đất để biết thêm thông tin.
    4. Lấy thông tin quy hoạch đất từ văn phòng đăng ký đất đai.

    Kiểm tra chất lượng xây dựng

    Theo kinh nghiệm mua bán nhà cũ, bạn cần kiểm tra:

    1. Kiểm tra chất lượng địa chất tại khu đất xây dựng ngôi nhà
    2. Cách đánh giá thiết kế và kết cấu ngôi nhà nhằm xác định tính an toàn
    3. Kiểm tra độ dày của tường
    4. Chất lượng và độ mới của lớp sơn cho biết nhiều thông tin quan trọng
    5. Đối chiếu diện tích nhà thực tế với diện tích trong giấy tờ

    Cụ thể như sau:

    Kiểm tra chất lượng địa chất tại khu đất xây dựng ngôi nhà

    Theo kinh nghiệm, hãy cố gắng chú ý đến chất lượng nhà cũ sửa lại bán và loại đất ở nơi ngôi nhà được xây dựng trước khi mua. Bạn có thể hỏi chủ sở hữu hoặc công ty môi giới để hiểu chính xác hơn về bản chất của mảnh đất.

    Chất lượng đất có thể thay đổi tùy theo từng nơi và là yếu tố then chốt quyết định độ bền của nền. Một số loại đất như đất sét và đất đen không thích hợp cho việc xây dựng các tòa nhà cao tầng. Theo nhiều chuyên gia, những loại đất này có xu hướng trương nở và co lại do ẩm và nước.

    Cách đánh giá thiết kế và kết cấu ngôi nhà nhằm xác định tính an toàn

    Người bình thường có thể khó đánh giá và hiểu được cấu trúc của một ngôi nhà. Do đó, bạn có thể thuê thợ chuyên nghiệp để xác định độ bền của tài sản định mua. Một ngôi nhà cũ sửa lại bán chỉ được xét là đảm bảo an toàn khi có đủ khả năng chống động đất, chống cháy và có lối thoát hiểm.

    Kiểm tra độ dày của tường

    Kiểm tra độ dày của tường là một bước đánh giá quan trọng trong kinh nghiệm mua nhà cũ. Để làm điều này, bạn có thể đi xung quanh nhà và kiểm tra hoặc dùng các khớp ngón tay gõ bất kỳ đâu trên các bức tường. Trong trường hợp sau khi kiểm tra, bạn phát hiện thấy bức tường có dấu hiệu võng xuống thì việc cần làm là tìm hiểu về cấp phối bê tông được sử dụng trong công trình.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng cách này để kiểm tra độ xốp hoặc xác minh chủ nhà có sử dụng ván ép bên trong tường hay không. Nhiều công ty xây dựng thường sử dụng vách ván ép để gia cố kết cấu. Tuy nhiên, việc sử dụng loại gỗ này trong xây dựng có thể dẫn đến hiện tượng mối mọt nếu không được xử lý đúng cách.

    Bật mí kinh nghiệm mua nhà cũ chuẩn pháp lý và hợp tuổi gia chủ
    Kiểm tra độ dày của tường

    Chất lượng và độ mới của lớp sơn cho biết nhiều thông tin quan trọng

    Khi xem tài sản trên các trang web bất động sản, hầu như bạn sẽ khó nhận định liệu có sự xuất hiện của các vết nứt trên tường hay không. Tuy nhiên, ngay cả một vết nứt nhỏ cũng có thể nói lên chất lượng của loại sơn được sử dụng cho ngôi nhà và nhanh chóng lan rộng tạo ra các vết nứt tiếp theo. Ngược lại, việc sử dụng loại sơn tốt không chỉ giúp nâng cao tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn tăng tuổi thọ cho tường nhà.

    Đối chiếu diện tích nhà thực tế với diện tích trong giấy tờ

    Hãy chú ý đến tất cả các thông tin được đề cập trong sổ đỏ ngôi nhà. Nhiều người khi được người bán cho xem sổ đỏ, họ nhanh chóng yên tâm rằng ngôi nhà đã đạt đủ điều kiện pháp lý. Tuy nhiên vẫn chưa thể kết luận vội vàng mà cần đối chiếu với diện tích thực.

    Giả sử diện tích căn nhà là 100m2 nhưng trên sổ đỏ chỉ có 80-90m2, điều này chứng tỏ họ đã lấn chiếm đất. Do đó, nếu mua căn nhà thế này thì bạn sẽ có nguy cơ gặp rắc rối về pháp lý. Kinh nghiệm mua nhà cũ đối với vấn đề này là bạn cần yêu cầu chủ nhà cho xem sổ đỏ, kiểm tra kỹ số liệu diện tích căn hộ trên sổ có tương ứng với diện tích thực tế hay không.

     

    Kinh nghiệm chọn mua hướng nhà cũ theo tuổi

    Khi mua bán nhà cũ hoặc chung cư sửa lại, bạn cần có kinh nghiệm xem tuổi mua nhà sao cho cho phù hợp. Cụ thể, Landinfo.VN xin chia sẻ kinh nghiệm chọn mua hướng nhà cũ theo tuổi như sau!

    Bật mí kinh nghiệm mua nhà cũ chuẩn pháp lý và hợp tuổi gia chủ
    Kinh nghiệm chọn mua hướng nhà cũ theo tuổi

    Tuổi Tý

    Theo kinh nghiệm mua nhà cũ chuẩn phong thủy, tuổi Tý sẽ hợp chọn mua nhà cũ theo các hướng sau đây:

    1. Giáp Tý hợp hướng nhà Tây Nam, hướng Tây, hướng Đông Bắc và hướng Tây Bắc.
    2. Bính Tý nên chọn nhà theo hướng Đông hoặc Đông Nam, hướng Nam, hướng Bắc.
    3. Mậu Tý có thể chọn nhà thuộc các hướng Bắc, Nam, Đông hay Đông Nam.
    4. Canh Tý hợp mua nhà ở hướng Đông, hướng Bắc và hướng Đông Nam.

    Tuổi Sửu

    1. Người thuộc tuổi Ất Sửu nên chọn mua bán nhà cũ thuộc hướng Tây, hướng Đông Bắc, hướng Tây Bắc hoặc Tây Nam.
    2. Đinh Sửu phù hợp mua nhà có hướng Bắc, hướng Nam, hướng Đông và Đông Nam.
    3. Kỷ Sửu nên chọn mua những ngôi nhà cũ có hướng xoay về phía Tây, Tây Nam, Đông Bắc hoặc Tây Bắc.
    4. Quý Sửu có thể chọn mua nhà thuộc một trong các hướng Bắc, Nam, Đông và Đông Nam.

    Tuổi Dần

    1. Những hướng tốt mà tuổi Canh Dần nên chọn khi mua nhà là hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.
    2. Tuổi Nhâm Dần có thể chọn mua nhà cũ theo hướng Tây, Tây Nam, hướng Đông Bắc và hướng Tây Bắc.
    3. Giáp Dần thích hợp lựa chọn mua nhà cũ theo các hướng như sau: Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.
    4. Tuổi Bính Dần nên chọn mua nhà ở các hướng sau sẽ phù hợp với phong thủy và bản mệnh: Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.
    Bật mí kinh nghiệm mua nhà cũ chuẩn pháp lý và hợp tuổi gia chủ
    Kinh nghiệm chọn mua hướng nhà cũ theo tuổi dần

    Tuổi Mão

    1. Xét trên kinh nghiệm mua nhà cũ phong thủy, Tân Mão, Đinh Mão, Quý Mão, Kỷ Mão đều hợp hướng nhà quay về phía Bắc, Nam, Đông và Đông Nam.
    2. Ất Mão nên chọn mua nhà quay về các hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc. 

    Tuổi Thìn

    1. Nhâm Thìn, Giáp Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn có thể chọn mua nhà cũ thuộc hướng Đông, Bắc, Nam và Đông Nam.
    2. Bính Thìn hợp hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.

    Tuổi Tỵ

    1. Các tuổi Quý Tỵ, Đinh Tỵ, Kỷ Tỵ, Ất Tỵ và Tân Tỵ đều nên chọn nhà theo hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc.

    Tuổi Ngọ

    1. Dựa trên kinh nghiệm mua bán nhà cũ xét ở khía cạnh phong thủy, Giáp Ngọ, Canh Ngọ và Mậu Ngọ nên chọn nhà theo hướng Đông hoặc Đông Nam, hướng Nam, hướng Bắc.
    2. Tuổi Nhâm Ngọ và Bính Nhọ nên chọn nhà theo hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam hoặc Đông Bắc.

    Tuổi Mùi

    1. Ất Mùi, Tân Mùi và Kỷ Mùi nên chọn nhà theo hướng Đông hoặc Đông Nam, hướng Nam, hướng Bắc.
    2. Đinh Mùi và Quý Mùi hợp mua nhà ở hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc

    Tuổi Thân

    1. Nhìn chung, các tuổi Nhâm Thân, Bính Thân, Canh Thân, Mậu Thân và Giáp Thân đều hợp mua nhà cũ ở hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc hoặc Đông Bắc.

    Tuổi Dậu

    1. Ất Dậu, Tân Dậu, Kỷ Dậu nên chọn nhà theo hướng Đông hoặc Đông Nam, hướng Nam, hướng Bắc.
    2. Đinh Dậu và Quý Dậu hợp mua nhà hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.

    Tuổi Tuất

    1. Theo kinh nghiệm mua mà cũ chuẩn phong thủy, Bính Tuất, Canh Tuất, Nhâm Tuất nên chọn nhà theo hướng Đông hoặc Đông Nam, hướng Nam, hướng Bắc.
    2. Giáp Tuất, Mậu Tuất hợp mua nhà xoay về hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc.

    Tuổi Hợi

    1. Quý Hợi, Ất Hợi, Tân Hợi, Kỷ Hợi, Đinh Hợi đều nên chọn mua nhà hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. 

    Chi phí phát sinh sau khi mua nhà cũ

    Khi mua lại những ngôi nhà cũ, bạn không chỉ cần chuẩn bị đủ số tiền mua nhà mà còn phải có khoản dự trù cho các chi phí phát sinh. Trong số đó, chi phí vận chuyển, sửa sang và bảo trì nhà ở là những loại chi phí bắt buộc bạn cần chi trả sau khi đã hoàn tất việc sang tên và dọn vào ngôi nhà.

    Kinh nghiệm mua bán nhà đất cũ cho thấy rằng bạn cần lên kế hoạch Tiết kiệm mua nhà nhằm dự trù các khoản phí này từ sớm nếu không muốn phải chi nhiều tiền hơn dự tính.

    Bật mí kinh nghiệm mua nhà cũ chuẩn pháp lý và hợp tuổi gia chủ
    Chi phí phát sinh sau khi mua nhà cũ

    Trên đây là toàn bộ những lưu ý, kinh nghiệm mua nhà cũ dựa trên tất cả các vấn đề về pháp lý, phong thủy. Ghé thăm trang chủ Landinfo.com.vnđể đăng tin bán nhà đất và chọn mua nhà đất chính chủ, an toàn và đầy đủ điều kiện pháp lý nhé!

    Chia sẽ (FB, Zalo)

    Tin tức nhiều người xem

    Tin tức liên quan

    Nội dung
      Phản hồi - Góp ý