Giấy đặt cọc mua đất viết tay là gì? Top 5 kinh nghiệm nằm lòng

Ban nội dung
Được đăng bởi LandInfo
Nội dung

    Giấy đặt cọc mua đất viết tay là giấy gì? Liệu có bắt buộc phải thực hiện công chứng hay chứng thực hợp đồng này mới đảm bảo giá trị pháp lý? Đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn khi lần đầu tiên thực hiện đặt cọc giao dịch bất động sản bằng loại giấy tờ này.

    Hãy cùng LandInfo tìm hiểu chi tiết những quy định của pháp luật nhằm có cho mình câu trả lời chuẩn xác nhất. Bài viết sẽ gồm hai nội dung chính:

    1. Giấy đặt cọc mua đất viết tay là giấy gì?
    2. Top 5 kinh nghiệm viết giấy đặt cọc tiền mua đất phải nằm lòng

    Giấy đặt cọc mua đất viết tay là giấy gì?

    Giấy đặt cọc mua đất viết tay thực chất là bản hợp đồng đặt cọc mua đất viết bằng tay mà không phải đánh máy (do Nhà nước không có quy định bắt buộc về hình thức của loại hợp đồng này).

    Giấy đặt cọc mua đất viết tay là giấy gì?
    Giấy đặt cọc mua đất viết tay là giấy gì?

    Sau đây là một số thông tin chi tiết về loại hợp đồng viết tay này:

    1. Giấy đặt cọc tiền mua đất viết tay có hiệu lực không?
    2. Mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay mới nhất 2022

    Giấy đặt cọc tiền mua đất viết tay có hiệu lực không?

    Giấy đặt cọc tiền mua đất viết tay hoàn toàn có hiệu lực pháp lý. Bộ Luật Dân sự năm 2015, Điều 119 quy định như sau:

    "Giao dịch dân sự có thể được thể hiện thông qua văn bản, lời nói hoặc một hành vi cụ thể. Hợp đồng đặt cọc mua đất không bắt buộc lập thành văn bản cũng như không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực."

    Tuy nhiên Nhà nước khuyến nghị người dân nên công chứng, chứng thực hợp đồng đặt cọc mua bán đất hoặc mời một bên thứ ba làm chứng nhằm đảm bảo hợp đồng có giá trị pháp lý cao nhất.

    Mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay mới nhất 2022

    Mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay bao gồm đầy đủ các thông tin chi tiết tương tự hợp đồng đặt cọc mua đất đánh máy. Bạn có thể tham khảo mẫu sau:

    Mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay mới nhất 2022
    Mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay mới nhất 2022

    Top 5 kinh nghiệm viết giấy đặt cọc tiền mua đất phải nằm lòng

    Bản chất của đặt cọc là việc bên A dùng một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác giao cho bên B để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong giao kết hoặc hợp đồng. Vì giấy đặt cọc mua đất thường đi kèm với một khoản cọc giá trị lớn nên bạn cần thật cẩn thận để tránh các rủi ro có thể phát sinh. Sau đây là 05 kinh nghiệm viết giấy đặt cọc tiền mua đất bằng tay mà bạn nên thuộc nằm lòng:

    1. Phân biệt rõ tiền đặt cọc với tiền trả trước
    2. Kiểm tra quy hoạch và thông tin sở hữu trước khi viết và ký hợp đồng đặt cọc
    3. Cẩn trọng về số tiền đặt cọc mua đất
    4. Công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay
    5. Nên mời người làm chứng hoặc lập vi bằng để củng cố tính pháp lý cho giấy đặt cọc mua đất viết tay
    Top 5 kinh nghiệm viết giấy đặt cọc tiền mua đất phải nằm lòng
    Top 5 kinh nghiệm viết giấy đặt cọc tiền mua đất phải nằm lòng

    Cụ thể như sau:

    Phân biệt rõ tiền đặt cọc với tiền trả trước

    Nghị định 163/2006/NĐ–CP, Điều 29 có quy định rõ ràng: Nếu trong hợp đồng có ghi nhận việc bên mua giao cho bên bán một khoản tiền nhưng không ghi rõ cụ thể là tiền trả trước hay tiền đặt cọc thì số tiền này sẽ được mặc định là tiền trả trước. Vì vậy, kinh nghiệm phải nằm lòng đầu tiên là trước khi đặt bút viết giấy cọc tiền mua đất, người mua cần phân biệt rõ số tiền đặt cọc với tiền trả trước.

    Mặc dù về hình thức, đây đều là hai khoản tiền mặt, hoặc có thể quy đổi thành tài sản có giá trị được bên mua giao cho bên bán nhằm thể hiện thành ý, đảm bảo về việc hợp đồng sẽ được giao kết đúng như thỏa thuận. Tuy nhiên, về bản chất thì tùy theo từng loại tiền mà cơ quan Nhà nước sẽ có phương án giải quyết khác nhau trong trường hợp xảy ra tranh chấp, kiện tụng.

    Tiền đặt cọc sẽ được xử lý như thế nào nếu xảy ra tranh chấp, kiện tụng?

    Trường hợp có xảy ra tranh chấp, kiện tụng, không tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán thì có 02 hướng xử lý số tiền đặt cọc:

    1. Nếu bên nhận cọc từ chối bán mà không có lý do chính đáng, không được bên mua đồng thuận nghĩa là đã vi phạm hợp đồng. Bên nhận cọc phải trả lại đầy đủ số tiền đặt cọc cho bên mua, ngoài ra cần bồi thường một số tiền hoặc một phần tài sản có giá trị tương đương.
    2. Trường hợp bên mua vi phạm hợp đồng thì toàn bộ số tiền đặt cọc nghiễm nhiên thuộc về bên bán.

    Phần tiền trả trước sẽ được xử lý thế nào nếu có tranh chấp, kiện tụng?

    Đối với tiền trả trước thì khi giao dịch không được thực hiện thành công, người bán cần phải hoàn trả toàn bộ số tiền này cho bên mua (bên đặt cọc) đúng theo nguyên tắc.

    Kiểm tra quy hoạch và thông tin sở hữu trước khi viết và ký hợp đồng đặt cọc

    Một kinh nghiệm tiếp theo đó là, trước khi quyết định xuống tiền đặt cọc cần lưu ý kiểm tra kỹ thông tin quy hoạch cũng như các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền hợp pháp. Bạn cũng nên đọc thêm các quy định về đất quy hoạch để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm về bất động sản.

    Kiểm tra quy hoạch và thông tin sở hữu trước khi viết và ký hợp đồng đặt cọc
    Kiểm tra quy hoạch và thông tin sở hữu trước khi viết và ký hợp đồng đặt cọc

    Bạn nên tránh trường hợp sau khi bỏ tiền đặt cọc rồi mới biết đất đang thuộc diện quy hoạch, đang bị tranh chấp hoặc là tài sản thế chấp ngân hàng, không có giấy tờ đầy đủ. Trong trường hợp đó, nếu quyết định không mua nữa thì bạn có thể sẽ mất trắng số tiền đặt cọc.

    Hướng dẫn kiểm tra thông tin quy hoạch nhà đất trong sổ đỏ

    Bạn nên yêu cầu bên bán cho xem sổ đỏ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp. Thông tin quy hoạch của khu đất thông thường sẽ nằm ở phần ghi chú. Ở đó, bạn có thể dễ dàng kiểm tra lô đất này là loại đất gì, có thuộc khu vực giải tỏa quy hoạch hay không.

    Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý kiểm tra và xác nhận đầy đủ các thông tin dưới đây, chỉ khi thấy hoàn toàn đảm bảo thì mới ra quyết định ký kết hợp đồng đặt cọc:

    1. Kiểm tra thông tin về người sử dụng đất, có phải là người đứng ra ký hợp đồng đặt cọc hay không. Nếu không phải là cùng một người thì cần có giấy ủy quyền đã được công chứng, chứng thực.
    2. Thửa đất là tài sản của riêng cá nhân, hộ gia đình hay là tài sản chung của nhiều hộ
    3. Đất thuộc diện sử dụng lâu dài hay được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn
    4. Diện tích sử dụng đất trên sổ có trùng khớp với diện tích thực hay không
    5. Cuối cùng, hãy lưu ý xem xét phần “Những thay đổi sau khi đất được cấp Giấy chứng nhận” để biết về những giao dịch, thế chấp có liên quan.

    Cẩn trọng về số tiền đặt cọc mua đất

    Bộ Luật Dân sự năm 2015, Điều 418 quy định rõ ràng về khoản phạt vi phạm hợp đồng dân sự, theo đó: Bên vi phạm sẽ có nghĩa vụ nộp một khoản tiền nhằm mục đích bồi thường, khắc phục thiệt hại cho bên còn lại. Mức phạt vi phạm có thể do hai bên cùng bàn luận và đi đến thỏa thuận chung.

    Trong giao dịch bất động sản thì số tiền đặt cọc thường khá lớn, có thể lên đến hơn 10% tổng giá trị tài sản để đảm bảo cam kết thực hiện hợp đồng giữa hai bên. Do đó, người mua cần thận trọng khi thỏa thuận về số tiền cọc cũng như khoản phạt cọc để đảm bảo được lợi ích chính đáng cho bản thân mình.

    Công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay

    Như đã đề cập đến, luật pháp không có quy định nào bắt buộc người dân phải thực hiện việc công chứng – chứng thực giấy đặt cọc mua đất viết tay. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích người dân nên thực hiện công chứng nhằm đảm bảo hợp đồng có giá trị pháp lý cao nhất cũng như đảm bảo quyền lợi chính đáng cho bản thân mình, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Đây cũng là một kinh nghiệm nhằm đảm bảo tối đa độ an toàn trong mỗi giao dịch mà bạn thực hiện.

    Công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay
    Công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất viết tay

    Trình tự, giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng đặt cọc mua đất viết tay khá đơn giản. Hai bên mua bán chỉ cần chuẩn bị:

    1. Mẫu đơn yêu cầu công chứng hợp đồng
    2. Dự thảo hợp đồng (giấy đặt cọc mua đất viết tay)
    3. Bảo sao các loại giấy tờ tùy thân của hai bên mua bán
    4. Bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan đến việc ký kết hợp đồng

    Sau khi đã nộp hồ sơ yêu cầu tại Văn phòng công chứng địa phương: Hồ sơ sẽ được công chứng viên tiếp nhận, thực hiện kiểm tra nhanh chóng. Sau đó sẽ được thụ lý và công chứng, đóng dấu theo đúng quy định của Nhà nước.

    Thời hạn công chứng hợp đồng thông thường sẽ kéo dài không quá 02 ngày làm việc. Đối với những loại hợp đồng hay hình thức giao dịch phức tạp thì thời hạn này có thể dài hơn nhưng sẽ không quá 10 ngày.

    Nên mời người làm chứng hoặc lập vi bằng để củng cố tính pháp lý cho giấy đặt cọc mua đất viết tay

    Nhằm củng cố giá trị pháp lý cho giấy đặt cọc mua đất viết tay, hai bên mua bán có thể chủ động lập vi bằng hoặc mời một bên thứ ba đứng ra làm chứng, ký tên xác nhận. Việc lập vi bằng cần được thực hiện tại cơ quan, văn phòng Thừa phát lại. Bạn có thể tham khảo qua kinh nghiệm mua nhà vi bằng được LandInfo đúc kết để việc lập vi bằng được thuận lợi và nhanh chóng hơn.

    Đối với trường hợp mời người làm chứng thì bên thứ ba này không được có mối quan hệ thân thích với cả hai bên giao dịch, không có dính líu bất kỳ lợi ích nào trong quá trình mua bán này.

    Như vậy, giấy đặt cọc mua đất viết tay hoàn toàn được pháp luật công nhận và có giá trị pháp lý nhất định. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi tối ưu cho bản thân mình, bạn nên cân nhắc công chứng hợp đồng đặt cọc để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất. Đừng quên truy cập LandInfo thường xuyên để cập nhật thông tin mới nhất về thị trường bất động sản, cũng như đăng tin mua bán nhà đất chính chủ khi có nhu cầu nhé!

    Chia sẽ (FB, Zalo)

    Tin tức nhiều người xem

    Tin tức liên quan

    Nội dung
      Phản hồi - Góp ý