Thị trường bất động sản nổi lên một nghịch lý mới: Nguyên nhân là do đâu?
Theo thông tin Landinfo thu thập được: Khi thị trường mua bán nhà đất sôi động, dù giá liên tục tăng nhanh nhưng nhiều người vẫn mua vẫn mạnh dạn xuống tiền. Đến nay, một nghịch lý mới của thị trường bất động sản đã xuất hiện: Dù nhiều sản phẩm giảm giá sâu nhưng vẫn còn khó bán.
Giảm giá sâu nhưng vẫn không có thanh khoản
Trong thời gian qua, thị trường bất động sản liên tục có những biến động tăng giá mạnh. Thậm chí, nhiều địa phương đã xảy ra cơn sốt đất kéo dài, chỉ trong khoảng 2 năm, giá đất và mua bán căn hộ đã tăng gấp 2 - 3 lần.
Cho đến nay, thị trường bất động sản đã bước vào giai đoạn giảm tốc, bắt đầu xuất hiện những nghịch lý trên thị trường. Dù nhiều chủ sở hữu đã chấp nhận giảm giá sâu nhưng vẫn khó bán ở giai đoạn này.
Đơn cử như khu vực ngoại thành mua bán nhà đất Hà Nội, hầu hết các điểm nóng trong thời gian gần đây đều giảm giá trên dưới 20 - 30% so với thời kỳ cao điểm. Cụ thể, tại khu vực Thạch Thất, Sơn Tây, nếu như đầu năm giá đất bán khoảng 18-24 triệu đồng / m2 thì nay chỉ còn khoảng 14-18 triệu đồng / m2.
Tại Hòa Bình, Ba Vì từng là địa bàn nóng, có giá đất tăng gấp 2-3 lần, nay nhiều khu đất được rao bán với giá giảm từ 10-20%. Tuy nhiên, có những lô đất rao bán đến nay đã 3 tháng nhưng vẫn không có khách, khác hoàn toàn với tình trạng tranh nhau xuống tiền cọc cách đây chưa đầy một năm.
Hay tại Bắc Giang, sau cơn sốt kéo dài, đến nay giá đã hạ nhiệt. Những khu đất nằm trên mặt đường lớn rộng khoảng 7-9m tiềm năng kinh doanh tốt giá dao động từ 20-28 triệu đồng / m2. Những miếng nằm ngay mặt tiền đường 5-6m có giá khoảng 15-18 triệu đồng / m2. Đất nền đường ô tô 4-5m có mức giá giảm xuống chỉ từ 5-8tr / m2.
Theo số liệu nghiên cứu thị trường, mức độ quan tâm đến đất nền tại Hà Nội giảm 18%, dẫn đến giá chào bán tại một số khu vực giảm so với quý trước. Cụ thể, mức độ quan tâm tại Sóc Sơn giảm 30%, Quốc Oai giảm mạnh nhất là 39%, Thanh Trì giảm 24% và Gia Lâm giảm 28%. Còn Long Biên, Hà Đông, Hoài Đức và Đông Anh ghi nhận mức giảm lần lượt là 21%, 18%, 17% và 8%.
Tại một số điểm nóng về bất động sản trong thời gian qua như Bắc Giang, Quảng Ninh và Bắc Ninh, giá bán đất nền đã giảm từ 5 - 7%.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng, cả nước có 115.129 giao dịch thành công, tổng lượng giao dịch đạt khoảng 54% so với quý II / 2022. Cụ thể, tại miền Bắc có 21.806 giao dịch; tại khu vực các tỉnh miền Trung có 18.789 giao dịch; Tại miền Nam, có 74.534 giao dịch.
Nhiều công ty môi giới BĐS tại các khu vực nóng trong thời gian qua cũng phải thừa nhận, nhiều chủ đầu tư đã giảm giá trên dưới 30% so với thời kỳ cao điểm nhưng vẫn khó thoát ra. Thậm chí, tùy từng địa điểm mà giá cũng liên tục giảm xuống.
Nhà đầu tư rụt rè với thị trường
Theo ông Vũ Thanh Tùng, chủ một văn phòng giao dịch bất động sản tại Hà Nội, sau một thời gian thị trường diễn biến sôi động, đến nay đã bộc lộ nhiều nghịch lý. Nhiều nhà đầu tư dù giảm giá sâu nhưng vẫn không bán được. Do tính thanh khoản của thị trường sụt giảm, nhiều nhà đầu tư đã xuất hiện cảm giác rụt rè dù họ nắm giữ tiền mặt.
Theo ông, nguyên nhân khiến giới đầu tư bất động sản rụt rè đến từ việc lãi suất ngân hàng liên tục tăng trong thời gian gần đây. Nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính đã chịu áp lực rất lớn cùng một lúc nên đồng loạt bán ra toàn bộ tài sản sở hữu.
Hiện trên thị trường thứ cấp, nhiều chủ đầu tư đã chấp nhận mức chiết khấu khủng lên tới 30% so với thời điểm sốt, nhưng lực cầu vẫn yếu. Một số chuyên gia cũng khuyến cáo, khi mua bất động sản trong giai đoạn này, nhà đầu tư nên cẩn trọng lựa chọn những khu vực tiềm năng trong tương lai, pháp lý đầy đủ, hạ tầng đồng bộ, ...
Cùng Landinfo.com.vn tìm hiểu nhiều thông tin mới nhất về mua bán nhà đất, mua bán căn hộ Hà Nội và thị trường bất động sản nhé!