Tạm trú là gì? Vì sao cần đăng ký tạm trú và các quy định cụ thể

Ban nội dung
Được đăng bởi LandInfo
Nội dung

    Tạm trú là gì? Đây là một thủ tục pháp lý quan trọng mà công dân Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện trong các trường hợp thay đổi nơi lưu trú. Nhà nước quy định như thế nào về các trường hợp, đối tượng cần phải đăng ký tạm trú? Mức lệ phí và hình thức xử phạt nếu không nghiêm túc chấp hành như thế nào? Trường hợp người nước ngoài thì quy định về cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài ra sao?

    Hãy cùng LandInfo tìm hiểu chi tiết qua phần nội dung bài viết hôm nay:

    1. Tạm trú là gì?
    2. Vì sao cần phải đăng ký tạm trú?
    3. Đối tượng phải khai báo tạm trú tạm vắng là ai?
    4. Đăng ký tạm trú tạm vắng như thế nào?
    5. Một số câu hỏi thường gặp về tạm trú tạm vắng

    Tạm trú là gì?

    Ta có thể hiểu tạm trú là gì thông qua quy định của Luật Cư trú 2020, Điều 2, Khoản 9 như sau:

    Nơi tạm trú chính là nơi sinh sống của công dân trong một khoảng thời gian nhất định, được đăng ký với chính quyền địa phương và không trùng với địa chỉ thường trú”.

    Tạm trú là gì?
    Tạm trú là gì?

    Như vậy, trường hợp một công dân di chuyển sang một thành phố, quận huyện, phường xã khác với địa chỉ thường trú của mình và sinh sống ở đó trong một khoảng thời gian nhất định thì cần phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.

    Vì sao cần phải đăng ký tạm trú?

    Lý do công dân cần phải đăng ký tạm trú là vì:

    Đăng ký tạm trú chính là căn cứ để công dân được đảm bảo toàn bộ quyền lợi hợp pháp gắn liền với nơi cư trú của mình. Việc này có mối liên hệ chặt chẽ đến các quyền lợi, nhu cầu trong quá trình sinh hoạt của công dân: Bao gồm nhu cầu về công việc, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe và nhu cầu học tập,…

    Vì sao cần phải đăng ký tạm trú?
    Vì sao cần phải đăng ký tạm trú?

    Đối với Nhà nước: Việc đăng ký tạm trú của công dân giúp hoạt động quản lý dân cư, xã hội trở nên thuận tiện hơn: Việc nắm bắt được chính xác dữ liệu dân cư trên từng khu vực giúp chính quyền địa phương đưa ra các chính sách quản lý, xây dựng hệ thống an sinh xã hội phù hợp. Ngoài ra còn có thể tăng cường công tác quản lý an ninh trật tự, hạn chế tệ nạn xảy ra.

    Đối tượng phải khai báo tạm trú tạm vắng là ai?

    Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể như sau về những đối tượng có trách nhiệm khai báo tạm trú tạm vắng:

    Đối tượng có trách nhiệm phải khai báo tạm trú: Đây là những đối tượng di chuyển đến một nơi ở khác nằm ngoài đơn vị hành chính cấp xã, phường, huyện, quận hoặc thị trấn, thành phố mà mình đã đăng ký thường trú và ở lại từ 30 ngày trở lên.

    Đối tượng có trách nhiệm phải khai báo tạm vắng bao gồm:

    1. Những bị can, bị cáo đang trong tình trạng tại ngoại.
    2. Người đang bị kết án giam giữ nhưng tạm hoãn, tạm đình chỉ hoặc chưa có quyết định thi hành án.
    3. Người đang phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp tư pháp giáo dưỡng Người trong độ tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
    Đối tượng phải khai báo tạm trú tạm vắng là ai?
    Đối tượng phải khai báo tạm trú tạm vắng là ai?

    Một số trường hợp khác công dân cần phải di chuyển khỏi phường, huyện, thị trấn hoặc thành phố nơi mình cư trú trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên phải có trách nhiệm khai báo tạm vắng.

    Đăng ký tạm trú tạm vắng như thế nào?

    Thủ tục đăng ký tạm trú tạm vắng bao gồm các bước như thế nào? Bao gồm những loại giấy tờ, hồ sơ nào cần chuẩn bị? Dưới đây là câu trả lời chi tiết, cụ thể nhất:

    1. Hồ sơ làm tạm trú cần giấy tờ gì
    2. Quy trình đăng ký tạm trú
    3. Lệ phí đăng ký tạm trú
    Đăng ký tạm trú tạm vắng như thế nào?
    Đăng ký tạm trú tạm vắng như thế nào?

    Hồ sơ làm tạm trú cần giấy tờ gì

    Phần này sẽ giải đáp cụ thể về việc làm tạm trú cần giấy tờ gì. Các loại giấy tờ, hồ sơ đăng ký tạm trú tạm vắng cần chuẩn bị bao gồm:

    1. Chứng minh thư hoặc căn cước công dân
    2. Các loại giấy tờ dùng làm căn cứ pháp lý chứng minh chỗ ở hợp pháp
    3. Bản khai tình trạng nhân khẩu (HK01)
    4. Mẫu phiếu khai báo sự thay đổi tình trạng nhân khẩu và hộ khẩu (HK02)

    Quy trình đăng ký tạm trú

    Quy trình đăng ký tạm trú bao gồm 2 bước:

    1. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết, công dân có nhu cầu đăng ký tạm trú tạm vắng có thể đến công an phường, xã hoặc thị trấn để nộp hồ sơ trực tiếp.
    2. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu các giấy tờ này với các quy định có trong Luật Cư trú và viết giấy biên nhận cho người nộp nếu hồ sơ đã đạt đủ điều kiện.

    Lệ phí đăng ký tạm trú

    Thông tư 250/2016/TT-BTC, Điều 5, Khoản 2, Điểm a đưa ra các quy định như sau về lệ phí đăng ký tạm trú:

    1. Đối với cá nhân, hộ gia đình đăng ký thường trú, tạm trú nhưng không yêu cầu cấp sổ tạm trú hay hộ khẩu thì lệ phí mỗi lượt được quy định không vượt quá 15,000 đồng.
    2. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình yêu cầu cấp mới, cấp lại hoặc đổi sổ thường trú, tạm trú thì mức lệ phí quy định không quá 20,000 đồng mỗi lượt. Riêng với những trường hợp bắt buộc đổi sổ tạm trú, sổ hộ khẩu khi Nhà nước thay đổi số nhà, tên đường hay địa giới hành chính thì mức phí quy định không vượt quá 10,000 đồng mỗi lượt.
    3. Trường hợp cá nhân, hộ gia đình yêu cầu chứng nhận sổ tạm trú, sổ hộ khẩu thì lệ phí không vượt quá 8,000 đồng mỗi lượt. Trường hợp Nhà nước thực hiện đính chính số nhà, địa chỉ hoặc thay đổi địa giới hành chính thì không thu lệ phí.
    4. Nhà nước miễn thu phí đối với những trường hợp công dân đăng ký cấp sổ tạm trú có thời hạn, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể, sổ hộ khẩu lần đầu và với các trường hợp cần phải thay đổi, cấp mới theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

    Bên cạnh tìm hiểu về quy định đăng ký tạm trú, bạn cũng có thể tham khảo các bài viết về quy định pháp lý khác như Giấy đặt cọc mua đất viết tay

    Một số câu hỏi thường gặp về tạm trú tạm vắng

    Có một số vấn đề liên quan đến việc đăng ký tạm trú tạm vắng khiến nhiều người thường hay thắc mắc. Dưới đây là danh sách những câu hỏi tiêu biểu và lời giải đáp cụ thể dựa trên các văn bản, quy định pháp lý:

    1. Nơi tạm trú là gì?
    2. Không khai báo tạm trú sẽ bị xử phạt ra sao?
    3. Tạm trú có thời hạn bao lâu?
    4. Quy định về cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài như thế nào?
    Một số câu hỏi thường gặp về tạm trú tạm vắng
    Một số câu hỏi thường gặp về tạm trú tạm vắng

    Nơi tạm trú là gì?

    Luật Cư trú 2020, Điều 2, Khoản 9 nêu định nghĩa cụ thể về nơi tạm trú là gì như sau: Nơi tạm trú chính là nơi mà công dân chuyển đến, sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định (thường từ 30 ngày trở lên) và đã được đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương.

    Không khai báo tạm trú sẽ bị xử phạt ra sao?

    Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện có trách nhiệm phải khai báo tạm trú nhưng không thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định của Nghị Định 167/2013/NĐ-CP, Điều 8:

    1. Mức phạt sẽ là 100,000 đồng đến 300,000 đồng đối với những trường hợp cá nhân, hộ gia đình cố tình không thực hiện trách nhiệm khai báo tạm trú, tạm vắng hoặc thực hiện điều chỉnh các thông tin có trong sổ tạm trú, tạm vắng theo yêu cầu của chính quyền địa phương cũng như quy định cụ thể được Nhà nước ban hành.
    2. Mức phạt sẽ là 1,000,000 đồng đến 2,000,000 đồng trong trường hợp cá nhân, chủ hộ gia đình cố ý thực hiện hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung bên trong sổ tạm trú, thường trú hoặc các giấy tờ khác có liên quan.
    3. Mức phạt sẽ là 2,000,000 đồng đến 4,000,000 đồng trong trường hợp cá nhân, chủ hộ cố tình giả mạo hồ sơ, khai gian thông tin nhằm đăng ký tạm trú tạm vắng cho người khác với mục đích vụ lợi.

    Tạm trú có thời hạn bao lâu?

    Luật Cư trú 2020, Điều 27, Khoản 2 có quy định: Thời hạn đăng ký tạm trú sẽ kéo dài tối đa 02 năm. Sau thời hạn đó thì cá nhân và hộ gia đình có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

    Quy định về cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài như thế nào?

    Theo quy định của pháp luật, người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam trong thời gian dài từ 30 ngày trở lên cần thực hiện đăng ký tạm trú thông qua cá nhân, đơn vị quản lý cơ sở lưu trú và sẽ được cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

    Như vậy, với toàn bộ các thông tin được cung cấp, hẳn bạn đã có cho mình lời giải đáp rõ ràng về thắc mắc: Tạm trú và nơi tạm trú là gì, làm tạm trú cần giấy tờ gì hay tạm trú có thời hạn bao lâu. Đừng quên tiếp tục theo dõi những bài viết chia sẻ thông tin hữu ích được cập nhật liên tục tại LandInfo. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện đăng tin để rao bán nhà đất, bất động sản nếu có nhu cầu nhé.

    Chia sẽ (FB, Zalo)

    Tin tức nhiều người xem

    Tin tức liên quan

    Nội dung
      Phản hồi - Góp ý