Nhà riêng là gì? Quy định khi xây dựng và so sánh với chung cư
Nhà riêng là gì? Có sự khác biệt gì so với nhà chung cư? Với bài viết hôm nay, hãy cùng LandInfo tìm hiểu tất tần tật những thông tin quan trọng về loại hình bất động sản này nhằm có cho mình cái nhìn tổng quan nhất:
- Nhà riêng là gì?
- Nên mua nhà riêng hay chung cư có lợi hơn?
- Khi nào nên mua chung cư, khi nào nên mua nhà riêng?
- Xây dựng nhà riêng có cần phải xin giấy phép xây dựng?
- Các trường hợp phải xin giấy phép và được miễn giấy phép xây nhà riêng
- Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
Nhà riêng là gì?
Định nghĩa nhà ở riêng lẻ: Nhà là dạng công trình khép kín được bao quanh bởi cửa ra vào, hệ thống tường vách và mái nhà. Nhà được dùng để ở, sinh hoạt hoặc chứa vật dụng phục vụ cho sinh hoạt cá nhân và tập thể của gia chủ và gia đình.
Nhà ở riêng lẻ được hiểu là dạng nhà ở được xây dựng trên đất riêng, thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân, hộ gia đình. Các dạng nhà ở riêng lẻ gồm có nhà liền kề, nhà đơn lập, biệt thự.
Nên mua nhà riêng hay chung cư có lợi hơn?
Phân tích ưu, nhược điểm của nhà ở riêng lẻ
Ưu điểm của nhà ở riêng lẻ là gì?
Khi mua nhà riêng, gia chủ được toàn quyền sở hữu ngôi nhà cũng như những loại giấy tờ pháp lý liên quan. Nhờ đó dễ dàng sắp xếp lại hoặc sửa chữa ngôi nhà theo ý muốn. Chủ sở hữu được tự quyền quyết định mục đích sử dụng của ngôi nhà miễn phù hợp với các quy định của pháp luật. Ngoài ra, ở nhà riêng cho phép tiết kiệm chi phí gửi xe, vệ sinh, bảo trì, dịch vụ,... so với ở nhà chung cư.
Ngoài ra, mua bán nhà cũng là một hình thức đầu tư bất động sản an toàn, ít rủi ro. Gia chủ có thể tùy ý chuyển nhượng hoặc cho thuê ngôi nhà nhằm thu về lợi nhuận.
Nhược điểm
Nhược điểm lớn nhất của nhà đất là giá luôn cao hơn nhiều so với chung cư. Do đó, các cặp vợ chồng trẻ hoặc những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn rất khó chọn mua nhà đất.
Muốn mua nhà đất giá rẻ, có thể phải đồng ý mua nhà ở xa trung tâm, tình hình giao thông không thuận lợi. Ngoài ra, ở nhà riêng không mất phí quản lý nhưng vấn đề an ninh lại không được an toàn như ở chung cư.
Phân tích ưu, nhược điểm của chung cư
Ưu điểm
Giá căn hộ rẻ hơn nhiều so với giá nhà riêng. Đặc biệt, khi mua bán căn hộ, khách hàng còn được hưởng lợi từ chính sách thanh toán hợp lý. Nhờ đó, áp lực tài chính khi mua căn hộ sẽ nhẹ đi rất nhiều.
Bên cạnh đó, các dự án căn hộ thường được săn đón và đặt tại những vị trí giao thông thuận lợi với nhiều tiện ích như bệnh viện, trường học, chợ, bến xe,…
Nhược điểm
Nếu đang có ý định mua nhà chung cư, bạn cũng cần hiểu rõ một số rào cản sau. Đầu tiên, quyền sở hữu của bạn sẽ bị hạn chế. Bạn chỉ có quyền sở hữu căn hộ chứ không phải đất đai. Và thường rất lâu mới nhận được sổ hồng, sổ đỏ. Ngoài ra, nhiều chủ đầu tư hiện nay không cho phép chủ sở hữu căn hộ sửa chữa hoặc cải tạo lại căn hộ.
Thứ hai, mua bán căn hộ cũng có thể gặp nhiều rủi ro như: Chủ đầu tư không giao nhà đúng tiến độ, mặt bằng không phù hợp, …
Thứ ba, chung cư thường xuống cấp nhanh hơn, phụ thuộc vào chất lượng xây dựng của chủ đầu tư. Nếu ở lâu, nhiều thế hệ trong cùng một căn hộ sẽ gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống.
Khi nào nên mua chung cư, khi nào nên mua nhà riêng?
Việc quyết định mua chung cư hay nhà riêng sẽ phụ thuộc vào yếu tố sở thích cá nhân, nhu cầu và điều kiện kinh tế của từng cá nhân, hộ gia đình.
Đối tượng nên mua chung cư:
- Người độc thân, vợ chồng mới cưới, gia đình nhỏ chỉ có 02 thế hệ cùng chung sống.
- Với người chưa có đủ tiềm lực tài chính thì mua căn hộ giá rẻ, căn hộ tầm trung và trả góp hàng tháng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế.
- Người có lối sống hiện đại, muốn nhiều tiện nghi thì nên chọn chung cư cao cấp.
Đối tượng nên mua nhà:
- Những người đã ổn định về mặt kinh tế, mong muốn có một không gian sống riêng tư và thoải mái.
- Những gia đình nhiều thế hệ chung sống cùng nhau.
- Những người có mức tài chính từ trung bình khá trở lên muốn sở hữu một bất động sản không chỉ để ở mà còn có thể cho thuê, mở cửa hàng kinh doanh hoặc bán lại sinh lời.
Xây dựng nhà riêng có cần phải xin giấy phép xây dựng?
Việc xây dựng nhà riêng cần xin giấy phép xây dựng nếu rơi vào trường hợp bắt buộc xin giấy phép. Dưới đây là điều kiện cấp giấy phép xây dựng cho nhà riêng tại khu vực đô thị và nông thôn:
- Đảm bảo tính phù hợp với mục đích, quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- Phải bảo đảm các điều kiện về PCCC, bảo vệ môi trường, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, an toàn cho các công trình lân cận và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đê điều, giao thông, năng lượng...
- Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu dân cư ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì phải tuân thủ quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. ban hành theo trình tự, cách thức do pháp luật quy định.
Các trường hợp phải xin giấy phép và được miễn giấy phép xây nhà riêng
4 trường hợp cần xin giấy phép xây dựng nhà ở
- Nhà ở đơn lập tại đô thị, trừ nhà ở đơn lập có số tầng dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở có quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhà ở riêng lẻ tại nông thôn có chiều cao dưới 07 tầng nằm tại khu vực đã có quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị chi tiết các khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong các khu di tích văn hóa - lịch sử, khu bảo tồn quốc gia.
- Những ngôi nhà riêng ở nông thôn có chiều cao trên 07 tầng.
3 trường hợp xây dựng nhà riêng được miễn giấy phép
- Nhà riêng có chiều cao không quá 07 tầng nằm trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà riêng ở nông thôn có chiều cao không quá 07 tầng nằm trong các khu vực không có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư, quy hoạch xây dựng phân khu chức năng hoặc quy hoạch đô thị đã được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà riêng thuộc các khu vực hải đảo, miền núi không nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng phân khu chức năng hoặc xây dựng đô thị.
Thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ
Hồ sơ cần chuẩn bị
Thông tư 15/2016/TT-BXD, Điều 11 quy định về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà riêng như sau:
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà riêng;
- Tệp tin chứa bản chính hoặc bản sao của một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
- Tệp tin chứa bản chính hoặc bản sao của thiết kế bản vẽ thi công hoặc bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
- Bản vẽ tỷ lệ 1/50 - 1/500 thể hiện mặt bằng kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
- Bản vẽ tỷ lệ 1/50 - 1/200 thể hiện mặt bằng, mặt đứng và các bộ phận chính của công trình;
- Bản vẽ tỷ lệ 1/50 - 1/200 thể hiện mặt bằng móng và bản vẽ tỷ lệ 1/50 thể hiện mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải và hệ thống thoát nước sinh hoạt.
- Đối với nhà riêng được xây dựng có tầng hầm, hồ sơ cần được bổ sung tệp tin chứa bản chính hoặc bản sao văn bản chấp thuận của chủ đầu tư về biện pháp thi công phần móng để đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận.
- Những ngôi nhà riêng có công trình xây dựng liền kề thì chủ đầu tư cần cam kết về việc đảm bảo an toàn cho công trình lân cận.
Các bước thực hiện xin giấy phép xây nhà riêng
Bước 1: Nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà riêng.
Nếu trong quá trình thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xây dựng phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp hồ sơ những giấy tờ còn thiếu để bổ sung. Người nộp nhận giấy biên nhận sau khi nộp đủ hồ sơ, phải chú ý đến ngày trả hồ sơ ghi trên giấy biên nhận này và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của công dân và kiểm tra kết quả. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng quy định thì cần có hướng dẫn phù hợp.
Bước 3. Ủy ban nhân dân cấp huyện trả kết quả cho người nộp đơn
UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng cho công dân và hồ sơ thiết kế xin phép xây dựng có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép xây dựng có liên quan. Yêu cầu người dân thực hiện dự án theo đúng giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp
Thời hạn hoàn thành thủ tục xin giấy phép xây dựng là không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp giấy phép đã hết thời hạn cần kiểm tra thêm thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị cấp giấy phép, đồng thời báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp có thẩm quyền để kiểm tra nhưng không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn quy định.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chia sẻ giúp bạn đọc dễ dàng nhận định nhà riêng là gì, khác biệt gì so với nhà chung cư và những thủ tục liên quan cần thực hiện khi xây dựng nhà riêng. Đừng quên thường xuyên truy cập trang chủ LandInfo.com.vn để tham khảo thêm các thông tin hữu ích xoay quanh lĩnh vực bất động sản cũng như đăng tin mua bán nhà đất chính chủ nếu có nhu cầu.