Top 5 lý do vì sao nên mua bán nhà đất TPHCM
Mua bán nhà đất TPHCM là kênh đầu tư sinh lời được nhiều người quan tâm. Đâu là những lý do thật sự tạo nên sức hút của nhà đất TPHCM? Hãy cùng Landinfokhám phá ngay top 5 lý do vì sao nên mua bán nhà đất TPHCM trong bài viết bên dưới:
- TPHCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước
- TPHCM thu hút vốn nước ngoài nhờ bất động sản
- Thị trường nhà đất tại TPHCM có thể sẽ tăng trong năm 2022
- Chủ động kiểm soát tài sản hơn so với đầu tư mua bán căn hộ chung cư
- Hạ tầng TPHCM phát triển nhất cả nước
TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước
TP Hồ Chí Minh nổi tiếng với cương vị là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất cả nước. Số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2019 cho thấy kinh tế TPHCM vẫn luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định với tỷ lệ 7,76%, chiếm 24,6% cả nước với quy mô lên đến 611.000 tỷ đồng.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch dần tỷ trọng sang các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao. Tỷ trọng tăng trưởng của ngành dịch vụ tăng 8,06%, phát triển hơn so với số liệu cùng kỳ năm trước là 7,3%.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2019, kết quả xuất khẩu của TPHCM tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt mốc 19,6 tỷ USD. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu công nghệ cao nhằm thu hút đầu tư đã có bước tiến triển tích cực khi đạt được kết quả xuất khẩu 7,1 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng 40%.
TPHCM cũng thu hút được thêm 3,2 tỷ USD nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tại các thành phố khác trên cả nước đều có tỷ lệ đầu tư giảm. Đây là nhờ vào chính sách cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường đầu tư, giúp gây dựng được sự tin tưởng trong lòng các nhà đầu tư.
TPHCM thu hút vốn nước ngoài nhờ bất động sản
Năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam kéo dài với diễn biến phức tạp, cũng như các khu vực khác, Thành phố Hồ Chí Minh triển khai các biện pháp giãn cách xã hội để khống chế dịch bệnh nên gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế. Nhất là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI ). Tuy nhiên, điểm tích cực là vốn đầu tư của các dự án cấp mới, điều chỉnh năm 2021 vẫn ở mức cao so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến cuối tháng 12 năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM đạt 3,74 tỷ đô la Mỹ, bao gồm vốn đăng ký mới điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu chỉ tính các dự án cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư thì vốn đầu tư năm 2021 đạt 1,81 tỷ USD, tăng 53,7% so với năm trước.
Cụ thể, TPHCM cấp phép đầu tư mới cho 633 dự án, vốn đăng ký 686,6 triệu USD; trong đó, cụ thể là dự án Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Toàn cầu C&N có vốn đăng ký 101 triệu USD, tăng 7,7% về vốn.
Vốn đăng ký bình quân của một dự án là 1,08 triệu USD, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản, thông tin và truyền thông, thương mại. Trong đó, lĩnh vực kinh doanh bất động sản chiếm tỷ lệ vốn đăng ký cấp mới cao nhất là 31,2%, tương ứng với 214,1 triệu USD; thông tin và truyền thông chiếm 30,1%, vốn đăng ký là 206,6 triệu USD và thương mại chiếm 17,9%, vốn đăng ký là 123,2 triệu USD.
Theo hình thức đầu tư, có 581 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký 563,3 triệu USD; Liên doanh có 52 dự án, vốn đăng ký là 123,4 triệu USD.
Thị trường nhà đất tại TPHCM có thể sẽ tăng trong năm 2022
Hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, thị trường bất động sản nhà đất tại Thành phố Hồ Chí Minh đang có sự chững lại nhất định. Kể từ khi thành phố chấm dứt việc thực hiện giãn xã hội vào tháng 10 năm 2021, thị trường bất động sản đã ấm dần lên với giá mua bán nhà đất khá ổn định:
- Giá đất phường Long Phước B, TP Thủ Đức tăng nhanh 10% sau phiên đấu giá đất đầu tiên tại Thủ Thiêm. Cụ thể, giá đất nền đường 12m từ 58 - 60 triệu đồng / m2 đã nhanh chóng tăng lên khoảng 65 triệu đồng / m2.
- Giá đất nền, nhà phố và căn hộ tại TPHCM đều tăng, trong đó mức tăng mạnh nhất là khu vực nội thành. Cụ thể, đất nền tại Khu dân cư Đông Thủ Thiêm, phường Bình Trưng Đông, quận 2 cũ trước đây có giá 60-65 triệu đồng / m2 thì nay có giá 70-76 triệu đồng / m2. Đất nền dự án Nam Long, Kiến Á, Phú Nhuận thuộc phường Phước Long B (Q.9 cũ) đường 12m, trước đây giá 56-58 triệu đồng / m2, nay 62-65 triệu đồng / m2. Đặc biệt đối với nhà phố ở Thủ Đức, giá cũng tăng từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng / căn.
- Giá căn hộ tại các dự án căn hộ khu vực gần Thủ Thiêm cũng tăng theo. Cụ thể: Các căn hộ tại dự án The River Thủ Thiêm gần khu đất đấu giá trước đây có giá từ 70-80 triệu đồng / m2 nay đã lên hơn 100 triệu đồng / m2.
Chủ động kiểm soát tài sản hơn so với đầu tư mua bán căn hộ chung cư
Với cùng một khoản tiền, nên dùng để mua nhà đất TP Hồ Chí Minh hay mua căn hộ chung cư TPHCM là điều khiến nhiều người băn khoăn. Hãy cùng Landinfotìm hiểu những lợi thế của việc sở hữu một căn nhà riêng của chính mình so với ở trong một căn hộ chung cư là gì nhé:
- Với cùng tầm tiền, tổng diện tích sử dụng nhà ở nhiều hơn so với chung cư
- Thoải mái, chủ động hơn trong sinh hoạt hằng ngày
- Không phải chi trả các chi phí bảo trì, vệ sinh, cảnh quan như đối với nhà chung cư
- Tính thanh khoản của nhà đất cao hơn so với nhà chung cư
Với cùng tầm tiền, tổng diện tích sử dụng nhà ở nhiều hơn so với chung cư
Với cùng một khoản tiền tiết kiệm, nếu có thể mua được nhà đất thì bạn nên chọn mua nhà đất thay vì căn hộ chung cư. Bởi đối với nhà đất của riêng mình, bạn được quyền tự do xây dựng số tầng theo nhu cầu sử dụng. Nhờ vậy phần diện tích sử dụng cũng sẽ tăng lên nhiều. Không giống với nhà chung cư được xây với diện tích cố định theo kế hoạch của chủ đầu tư.
Ví dụ, với 2,5 đến 3 tỷ đồng, bạn có thể mua được 35-40m2 nhà đất ở một số khu vực trong thành phố có mức giá bán 70 đến 80 triệu đồng/m2. Đối với căn hộ chung cư, số tiền này đủ để mua 1 căn hộ có diện tích khoảng 70 đến 80m2. Tuy nhiên, đối với nhà riêng của mình, bạn có thể xây thêm tầng, nếu bạn xây nhà có 3-4 tầng thì diện tích sử dụng lên đến 105-140m2, gần gấp đôi diện tích nhà chung cư.
Thoải mái, chủ động hơn trong sinh hoạt hằng ngày
Việc sinh hoạt trong căn hộ chung cư sẽ có nhiều bất tiện. Đôi lúc bạn bè đến chơi nhà hoặc trong dịp lễ Tết, bạn muốn hát karaoke hoặc bật nhạc hơi lớn tiếng cũng không được vì sẽ làm phiền đến nhà hàng xóm.
Đối với nhà riêng thì bạn có thể thoải mái hơn một chút. Chỉ cần không quá ồn ào, làm ảnh hưởng nhiều đến hàng xóm trong khu vực.
Không phải chi trả các chi phí bảo trì, vệ sinh, cảnh quan như đối với nhà chung cư
Trong quá trình sinh hoạt tại nhà chung cư, bạn sẽ cần chi trả cho các loại phí bảo trì tiện ích chung, vệ sinh chung, bảo trì cảnh quan, phí gửi xe và các chi phí tiện ích khác tùy theo từng dự án. Đây cũng là một khoản chi phí đáng kể bạn cần lưu tâm khi đang cân nhắc nên mua nhà chung cư hay nhà đất.
Tính thanh khoản cao hơn so với nhà chung cư
Thông thường, những căn hộ chung cư đã qua sử dụng sẽ không còn nhiều tiềm năng bán lại sinh lời. Bởi vì mỗi năm có rất nhiều dự án căn hộ được xây dựng với nhiều tiện ích mới mẻ, hiện đại hơn nên người có nhu cầu mua chung cư sẽ không quá quan tâm tới những căn hộ ở các dự án cũ, trừ khi chúng được bán với giá thấp hơn thị trường.
Ngược lại, thị trường nhà đất tại TPHCM vẫn đang tăng trưởng tốt. Với một ngôi nhà, nếu sau này không còn nhu cầu sử dụng nữa thì bạn có thể bán ra với mức giá tốt và thu được thêm một khoản tiền lời so với số vốn phải bỏ ra ban đầu.
Hạ tầng TP HCM phát triển nhất cả nước
Theo dữ liệu được thu thập từ HoangLong Land, Thành phố HCM có những cơ sở hạ tầng như sau:
- Các trục đường cao tốc
- Các tuyến quốc lộ
- Các tuyến đường vành đai
- Các tuyến đường trên cao
- Các cầu lớn, hầm vượt sông
- Đường sắt đô thị Metro
- Đường sắt đô thị khác
- Hệ thống xe buýt nhanh
- Đường biển
Các trục đường cao tốc
Trục đường cao tốc |
Tổng độ dài |
Tình trạng |
Tổng vốn đầu tư |
Điểm đầu |
Điểm cuối |
Cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây |
55 km |
Hoàn thành vào 2015, hiện đã đi vào sử dụng |
20.630 tỷ đồng |
Nút giao thông An Phú, thành phố Thủ Đức, TPHCM |
Nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai |
Cao tốc Vành đai 3 TP HCM: Tân Vạn – Nhơn Trạch |
> 34 km |
Dự kiến triển khai 2021-2025 |
5,3 ngàn tỷ đồng |
Đường tỉnh 25B, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai |
Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, quận 9, TP.HCM |
Cao tốc Vành đai 3 TP HCM: Bình Chuẩn – QL22 – Bến Lức |
48 km |
Dự kiến triển khai 2021-2025 |
24.300 tỉ đồng |
Đi qua tỉnh Bình Dương, TP.HCM và Long An |
|
Cao tốc TP HCM – Mộc Bài |
53,5 km |
Dự kiến triển khai 2021-2025 |
13.600 tỷ đồng |
Đường Vành đai 3 TPHCM |
Khu kinh tế Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) |
Cao tốc TP HCM – Chơn Thành |
69km |
Dự kiến triển khai 2021-2025 |
24.150 tỉ đồng |
Chơn Thành (Bình Phước) |
Gò Dưa (TP.HCM) |
Cao tốc TP HCM – Trung Lương |
50 km |
Hoàn thành vào 2010, hiện đã đi vào sử dụng |
9.884 tỷ đồng |
Chợ Đệm, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TPHCM |
Nút giao thông Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, Tiền Giang |
Các tuyến quốc lộ
TPHCM là đầu mối giao thông lớn, từ đây người dân có thể dễ dàng di chuyển đến khu vực các tỉnh lân cận nhờ các tuyến quốc lộ huyết mạch:
- Quốc lộ 22 giúp người dân nhanh chóng di chuyển đến tỉnh Tây Ninh và cửa khẩu Mộc Bài
- Tuyến Quốc lộ 13 giúp TPHCM kết nối đến các tỉnh Bình Dương, Bình Phước
- Từ TPHCM, người ta có thể nhanh chóng di chuyển đến Long An thông qua tuyến Quốc lộ 50
- Tuyến Quốc lộ 1 đi qua địa bàn thành phố theo dạng đường vành đại phía Bắc
Các tuyến đường vành đai
Theo quy hoạch, TPHCM có tổng cộng 4 tuyến đường vàng đai với tổng chiều dài là hơn 380 km. Tuy nhiên hiện tại dự án xây dựng các tuyến vành đai chỉ mới được hoàn thành hơn 90 km.
Tuyến đường vành đai 1 TPHCM
Tuyến đường vành đai 1 TP.HCM có chiều dài 26,4 km. Đây là tuyến đường đi qua và giúp kết nối các quận huyện sau đây: Huyện Bình Chánh, quận 8, quận Bình Tân, quận Tân Phú, quận Tân Bình, Thành phố Thủ Đức.
Điểm khởi đầu của tuyến đường vành đai 1 là đường Phạm Văn Đồng đoạn Ngã 4 Linh Xuân và kết thúc tại đường Nguyễn Văn Linh. Đường vành đai 1 đi qua và giao với các con đường: Bạch Đằng; Trường Sơn; Hoàng Văn Thụ; Hồng Lạc; Thoại Ngọc Hầu; Hương lộ 2; Kinh Dương Vương.
Hiện nay, đường vành đai 1 đã hoàn thiện về tiến độ thi công và được đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả vai trò của mình trong việc giúp các tuyến đường nội thành TPHCM giảm tải tình trạng kẹt xe, ùn tắc.
Tuyến đường vành đai 2 TPHCM
Tuyến đường vành đai 2 TP HCM có chiều dài 64 km, được phân luồng dành cho 6 đến 10 làn xe cùng lưu thông. Đường vành đai 2 đi qua và kết nối các khu vực: Huyện Hóc Môn; huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận 12, quận 8, quận 7 và Thành phố Thủ Đức.
Đường vành đai 2 được đưa vào quy hoạch từ năm 2007, tuy nhiên đến nay tuyến chỉ hoàn thành chiều dài 50 km, 14 km còn lại được chia thành 4 đoạn vẫn chưa thể hoàn thành do nhiều lý do.
Sau khi được hoàn thành, tuyến đường vành đai 2 sẽ giúp phân luồng và giảm tải được áp lực trên cơ sở hạ tầng giao thông khu vực nội thành khi đi qua và giao với các tuyến giao thông huyết mạch như quốc lộ 1, quốc lộ 12, cao tốc Thành Phố HCM - Long Thành - Dầu Giây, đường Phạm Văn Đồng và xa lộ Hà Nội.
Tuyến đường vành đai 3 TPHCM
Tuyến đường vành đai 3 TPHCM có chiều dài 92 km giúp TPHCM kết nối với các tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương. Tuyến đường được chia làm 4 đoạn lớn bao gồm đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch; Tân Vạn - Bình Chuẩn; Bình Chuẩn - Quốc lộ 22 và Quốc lộ 22 - Bến Lức.
Tuyến đường sẽ được đầu tư bằng cách sử dụng ngân sách địa phương với sự hỗ trợ của Trung ương. Trong đó, ngân sách Trung ương dự kiến bố trí gần 40 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ 50% vốn đầu tư các đoạn thành phần của dự án tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai; hỗ trợ 100% ngân sách đối với đoạn qua tỉnh Long An.
Một phần ngân sách địa phương sẽ bố trí cho các đoạn qua địa bàn, trong đó TP.HCM chi hơn 24,38 nghìn tỷ đồng, Đồng Nai khoảng 1,624 tỷ đồng và Bình Dương hơn 9,7 nghìn tỷ đồng.
TP.HCM dự tính, thời gian chuẩn bị đầu tư Vành đai 3 đến năm 2023. Trong thời gian 2023-2024, dự án sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng. Vào năm 2025, việc xây dựng tuyến đường sẽ hoàn thành cơ bản và toàn tuyến sẽ được thông xe khi hoàn thành vào năm 2026.
Dự án đường vành đai 3 TPHCM hoàn thành khi hoàn thành sẽ giúp giảm tải lượng lớn phương tiện giao thông ra vào trung tâm thành phố, kết nối các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Long An và rút ngắn thời gian di chuyển qua lại giữa các tỉnh.
Tuyến đường vành đai 4 TPHCM
Tuyến đường vành đai 4 có tổng chiều dài lên đến 200 km và được đầu tư với tổng ngân sách lên đến 100.000 tỷ đồng. Đường vành đai 4 đi qua và giúp TPHCM kết nối đến các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Vành đai 4 mở đầu tại thị xã Phú Mỹ, khúc giao với đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và kết thúc tại cảng Hiệp Phước, TPHCM.
Dự án được duyệt từ năm 2013 và hiện đã hoàn thành đoạn 21 km tại địa phận tỉnh Bình Dương. Còn đoạn 25 km tại Long An và đoạn 35 km nối liền Bến Lức - Hiệp Phước hiện đang được tiếp tục triển khai.
Các tuyến đường trên cao
TPHCM có tổng cộng 5 tuyến đường trên cao. Trong đó, các tuyến đường trên cao số 1, số 2 và số 3 sẽ được kết nối lại với nhau bởi tuyến đường trên cao Bắc Nam. Dự án có tổng mức đầu tư gần 30.000 tỷ đồng, hiện nay, có các tuyến đường trên cao số 1, số 5 và đường trên cao Bắc - Nam đang tiến hành kêu gọi đầu tư và đã nhận được nhiều sự quan tâm.
Tuyến đường trên cao số 1 - chiều dài 9,5km
Tuyến đường trên cao số 1 sẽ đi qua địa phận các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 1 và quận 3. Đây là dự án sẽ tạo thêm hành lanh dọc theo trục Bắc - Nam sau khi hoàn thành, đồng thời giảm tải áp lực giao thông cho cơ sở hạ tầng trung tâm TPHCM.
Tuyến đường trên cao số 1 có quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài là 9,5 km và tổng mức đầu tư ước tính sẽ là 17.500 tỷ đồng. Bắt đầu từ nút giao Cộng Hòa và kết thúc tại ngã giao với đường Ngô Tất Tố, Điện Biên Phủ. Đường trên cao số 1 đi qua các cung đường: Cộng Hòa; Trần Quốc Hoàn; Phan Thúc Duyên; Hoàng Văn Thụ; Phan Đăng Lưu; Phan Xích Long nối dài.
Tuyến đường trên cao số 5 - chiều dài 21,5km (giai đoạn 1)
Đường trên cao số 5 là tuyến đường giúp tăng khả năng liên kết của hệ thống đường trên cao TPHCM theo hướng Đông - Tây. Đường trên cao số 5 có quy mô 4 làn xe, tổng chiều dài 21,5 km, đi ngang qua địa phận các huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, quận 12 và Thành phố Thủ Đức. Lộ trình của đường trùng với đường vành đai 2 đoạn nút giao trạm 2 đến nút giao An Sương. Hiện tuyến đường này đang được kêu gọi đầu tư với mức 15.405 tỷ đồng.
Tuyến đường trên cao Bắc - Nam - chiều dài 14,1km
Tuyến đường trên cao Bắc - Nam kéo dài từ Nguyễn Văn Linh đến Cộng Hòa, giúp kết nối các quận nội thành TPHCM với nhau: Quận 7, quận 5, quận 10, quận 11 và quận Tân Bình.
Tuyến đường có tổng chiều dài là 14,1 km, quy mô 4 làn xe và hiện đang được kêu gọi với mức đầu từ 30.000 tỷ đồng. Lộ trình đường đi dọc theo các tuyến Cộng Hòa; Bùi Thị Xuân; Cách Mạng Tháng 8; Bắc Hải; Lý Thái Tổ; Nguyễn Văn Cừ; kênh Ông Lớn; Nguyễn Văn Linh.
Các cầu lớn, hầm vượt sông
TPHCM có đến hơn 200 cây cầu lớn nhỏ, trong đó có 6 cây cầu gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển kéo dài hơn 300 năm của Thành phố. Sau đây là một số cây cầu lớn mang tính biểu tượng của TPHCM:
- Cầu Phú Mỹ
- Cầu Nguyễn Văn Cừ
- Cầu Sài Gòn
- Cầu Bình Lợi 2
- Cầu Chữ Y
- Cầu Bình Triệu
- Cầu Thủ Thiêm
- Cầu Phú Mỹ
- Cầu Rạch Chiếc
- Cầu Ông Lớn
- Cầu Công Lý
- Cầu Ông Lãnh
Hầm Thủ Thiêm là đường hầm vượt sông đầu tiên và hiện là duy nhất tại TPHCM. Với tổng chiều dài 1490m, đường hầm này đã giúp cải thiện đáng kể lưu lượng phương tiện giao thông di chuyển từ trung tâm quận 1 về phía Bình Thạnh và quận 2.
Đường sắt đô thị Metro
Đường sắt đô thị Metro Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những hệ thống giao thông nhanh đô thị đầu tiên tại Việt Nam. Đây sẽ là tuyến đường sắt đô thị thứ 3 tại Việt Nam sau hai tuyến đường sắt Hà Nội là Cát Linh - Hà Đông và đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.
Hệ thống Đường sắt đô thị Metro bao gồm 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 169 km, 1 tuyến tàu điện dài 12,8 km và 2 tuyến tàu điện một ray dài 43,7 km. Có 175 ga với tổng chiều dài toàn hệ thống là 225,5 km.
Tuyến đầu tiên trong hệ thống là tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên được khởi hiện đang gần hoàn thành phần trên cao, dự kiến hoạt động vào năm 2022. Tuyến tiếp theo là tuyến số 2 Bà Quẹo cũng được khởi công năm 2013 nhưng do gặp nhiều khó khăn nên dự án đã lùi thời hạn, dự kiến khởi động lại vào năm 2023.
Đường sắt đô thị khác
Căn cứ vào điều chỉnh quy hoạch hệ thống đường sắt thành phố cục bộ đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt: Hệ thống đường sắt thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai sẽ bao gồm 07 tuyến tàu điện ngầm, 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc tàu điện một ray (monorail) với tổng chiều dài khoảng 160 km
Hệ thống xe buýt nhanh
Xe buýt trung tâm TPHCM là hệ thống giao thông công cộng duy nhất của thành phố cho đến hiện tại. Mạng lưới xe buýt của thành phố đã được tái cấu trúc vào năm 2002 với tám tuyến xe buýt thí điểm, và dần dần lan rộng ra các huyện và tỉnh lân cận để tạo thành một mạng lưới rộng khắp. Sau hơn 14 năm hình thành và phát triển, tính đến năm 2015, thành phố duy trì khoảng 136 tuyến xe buýt, trong đó có 105 tuyến có trợ giá và 2786 phương tiện đang được đưa vào sử dụng.
Đường biển
TPHCM có khoảng 50 bến phà, tuyến tàu cánh ngầm tại Cảng Nhà Rồng giúp người dân nhanh chóng di chuyển đến Cảng Cầu Đá, Vũng Tàu và nhiều cảng sông, 4 cảng biển chính bao gồm Tân Cảng, Nhà Bè, Bến Nghé, Sài Gòn phục vụ giao thông đường thủy.
Trên đây Landinfo đã trình bày đầy đủ top 5 lý do vì sao nên mua bán nhà đất TPHCM. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phân khúc đầu tư bất động sản tại thị trường này, hãy tham khảo các tin đăng bất động sản chính chủ tại Landinfo.com.vnđể tìm kiếm cho mình một cơ hội đầu tư lý tưởng, chúc bạn thành công!