Giếng trời là gì? Cấu tạo và cách làm giếng trời trên mái tôn
Giếng trời là gì? Đây là bộ phận rất được ưa chuộng trong các công trình nhà ở với nhiều ưu điểm, cải thiện trải nghiệm sống của gia đình. Ngoài làm tăng thêm tính thông thoáng, khả năng lấy sáng, giếng trời còn có tác dụng tăng tính thẩm mỹ cho kiến trúc tổng thể ngôi nhà.
Vậy cấu tạo giếng trời như thế nào? Có nên làm giếng trời không? Cách làm giếng trời trên mái tôn như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của LandInfo nhằm đưa ra cho mình sự lựa chọn hợp lý.
Giếng trời là gì và dùng để làm gì?
Có thể hiểu giếng trời là gì một cách đơn giản như sau:
Giếng trời là một bộ phận trong các công trình kiến trúc, bao gồm trung tâm thương mại, khách sạn, nhà ở,… Có thể hình dung bộ phận này giống như một khoảng không gian thông tầng thẳng đứng từ mái nhà xuống tầng trệt.
Vậy giếng trời để làm gì? Giếng trời được thiết kế và xây dựng bên trong ngôi nhà với mục đích thông khí và lấy sáng. Thông thường, giếng trời sẽ được thiết kế tại vị trí chiếu thẳng xuống cầu thang hoặc giữa phòng khách – không gian chức năng ở trung tâm ngôi nhà: Nhằm đảm bảo không khí và ánh sáng từ giếng trời có thể lưu thông đến toàn bộ các ngóc ngách, giúp không gian bên trong ngôi nhà trở nên thoáng đãng và sáng sủa hơn.
Cấu tạo của giếng trời ra sao?
Cấu tạo giếng trời bao gồm 03 bộ phận chính: Đỉnh giếng, thân giếng và đáy giếng. Chi tiết thông tin về từng bộ phận cấu tạo này như sau:
- Đỉnh giếng trời là bộ phận có vị trí cao nhất ngôi nhà và được cấu tạo bởi hệ thống khung và mái che. Đây là bộ phận dễ dàng nhìn thấy nhất nên có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện thẩm mỹ lẫn phong thủy nhà ở. Lựa chọn chất liệu và thiết kế của đỉnh giếng trời vì vậy là việc rất quan trọng cần được lưu tâm hàng đầu.
- Thân giếng trời là bộ phận thẳng đứng và xuyên suốt chiều cao ngôi nhà, thông tầng từ mái cho đến sàn. Ánh sáng và không khí đi vào từ đỉnh giếng sẽ thông qua thân giếng lan tỏa đến mọi ngóc ngách trong ngôi nhà, giúp không gian bên trong của ngôi nhà thêm phần sáng sủa và thoáng đãng hơn.
- Trong cấu tạo giếng trời, đáy giếng trời là bộ phận có vị trí thấp nhất, gắn liền với sàn nhà. Vị trí của đáy giếng trời thường thấy nhất là dưới chân cầu thang, phòng ăn hoặc phòng khách.
Có thể thấy, cấu tạo giếng trời tương đối đơn giản. Vậy giếng trời có công dụng nổi bật nào để được ưu ái sử dụng trong nhiều công trình nhà ở?
Công dụng của giếng trời là gì?
Thiết kế nhà ở có giếng trời ngày càng được yêu chuộng bởi bộ phận này có nhiều công dụng nổi bật có thể kể đến như sau:
- Thông khí tự nhiên giúp không gian bên trong nhà thoáng đãng hơn
- Mang ánh sáng tự nhiên vào bên trong từng ngóc ngách của ngôi nhà
- Là điểm nhấn nổi bật giúp nhấn nhá, tăng thêm tính thẩm mỹ cho kiến trúc ngôi nhà
Cụ thể như sau:
Thông khí tự nhiên giúp không gian bên trong nhà thoáng đãng hơn
Giếng trời là “cửa ngõ” giúp các luồng không khí lưu thông vào bên trong ngôi nhà dễ dàng hơn. Nhờ đó, gia đình có thể không cần sử dụng các loại thiết bị làm mát mà vẫn tận hưởng được bầu không khí thoáng đãng, dễ chịu.
Mang ánh sáng tự nhiên vào bên trong từng ngóc ngách của ngôi nhà
Thiếu sáng là vấn đề chung thường gặp nhất ở các công trình nhà ở vùng đô thị. Với tần suất các ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng dày đặc thì hệ thống cửa sổ sẽ không đủ cung cấp ánh sáng cho mọi không gian bên trong nhà, nhất là với những ngôi nhà có mặt tiền nhỏ hẹp hoặc nằm sâu trong các con hẻm nhỏ.
Thiết kế giếng trời chính là biện pháp tối ưu giúp lấy sáng cho ngôi nhà. Từ giếng trời, ánh sáng có thể đi vào và phân bổ đều đến từng khu vực, giúp không gian ngôi nhà trở nên sáng sủa hơn.
Là điểm nhấn nổi bật giúp nhấn nhá, tăng thêm tính thẩm mỹ cho kiến trúc ngôi nhà
Nhà ở có giếng trời là kiểu thiết kế kiến trúc độc đáo rất được ưa chuộng hiện nay. Nếu được xây dựng một cách khoa học, lựa chọn kiểu dáng, vật liệu phù hợp thì giếng trời sẽ trở thành một điểm nhấn vô cùng nổi bật giúp làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Một số hạn chế của giếng trời là gì?
Tuy có rất nhiều ưu điểm nổi bật, việc xây dựng giếng trời vẫn tồn tại một số điểm hạn chế mà gia chủ cần nên lưu ý:
- Làm khuếch đại âm thanh bên trong nhà
- Gây bất tiện vào những mùa mưa bão
- Ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồ đạc trong nhà
- Dễ xảy ra tai nạn trong quá trình sinh hoạt
Chi tiết như sau:
Làm khuếch đại âm thanh bên trong nhà
Giếng trời là bộ phận dẫn truyền ánh sáng và không khí nhưng cũng là nơi dẫn truyền các tiếng ồn bên ngoài vào nhà. Ngoài ra, với thiết kế sâu và thông tầng, giếng trời có thể gây khuếch đại âm thanh bên trong ngôi nhà và đôi khi điều này sẽ khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy bất tiện. Một biện pháp khắc phục cho nhược điểm này là xây dựng hệ thống tường, vách ngăn trong nhà có khả năng cách âm tốt.
Gây bất tiện vào những mùa mưa bão
Cấu tạo giếng trời mở ra một khoảng không gian bên trên phần mái của ngôi nhà. Do đó, vào các mùa mưa bão, thiết kế này có thể gây ra nhiều bất tiện: Nước mưa lọt vào trong nhà gây ra tình trạng ngập, ẩm ướt, trơn trượt. Để khắc phục nhược điểm này, gia chủ cần tính toán xây dựng hệ thống mái che di động và hệ thống thoát nước.
Ảnh hưởng đến tuổi thọ của đồ đạc trong nhà
Việc thiết kế giếng trời bên trong ngôi nhà sẽ phần nào ảnh hưởng và làm giảm tuổi thọ của đồ đạc. Nguyên nhân là vì ánh nắng trực tiếp chiếu vào những món đồ dùng sẽ làm chúng dễ bị bạc màu. Do đó, gia chủ cần lựa chọn vị trí đặt giếng trời hợp lý, tránh để những đồ dùng dễ bị bạc màu bên dưới giếng.
Nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình sinh hoạt
Giếng trời mở ra một khoảng không gian bên trên ngôi nhà, ngoại trừ không khí và ánh sáng thì gia chủ cũng cần phải tính đến trường hợp một số đồ vật có khả năng bị gió cuốn lọt vào miệng giếng: Nếu đó là những vật sắc nhọn thì sẽ có thể gây nguy hiểm cho những người trong nhà. Trang bị những vách ngăn bảo vệ là phương pháp được đưa ra nhằm để phòng tránh khả năng xảy ra trường hợp vừa kể đến.
Hướng dẫn cách làm giếng trời cho nhà mái tôn đơn giản
Làm giếng trời cho nhà mái tôn có khả thi không và cách làm giếng trời trên mái tôn như thế nào? Câu trả lời là hoàn toàn có thể thi công và tích hợp giếng trời trên mái tôn được đánh giá là khá đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền cũng như an toàn trong quá trình sử dụng thì khâu lựa chọn vật liệu cũng như thi công cần đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm giếng trời cho nhà mái tôn đơn giản mà gia chủ có thể tham khảo:
- Lựa chọn vị trí đặt giếng trời cho nhà mái tôn
- Lên bản vẽ thiết kế giếng trời cho nhà mái tôn
- Chuẩn bị vật liệu xây dựng giếng trời cho nhà mái tôn
- Thi công xây dựng giếng trời cho nhà mái tôn
- Kiểm tra và hoàn thiện phần giếng trời đã thi công
- Trang trí khu vực xung quanh giếng trời
Hướng dẫn chi tiết như sau:
Lựa chọn vị trí đặt giếng trời cho nhà mái tôn
Tùy theo điều kiện cũng như nhu cầu sử dụng thực tế, gia chủ có thể cân nhắc nhằm lựa chọn vị trí đặt giếng trời bên trên mái tôn sao cho phù hợp:
- Thông thường, giếng trời sẽ được đặt ở vị trí giữa phòng khách hoặc ngay bên trên cầu thang chính. Vì từ những vị trí này, ánh sáng và không khí có thể dễ dàng lan tỏa đến các không gian chức năng khác bên trong ngôi nhà.
- Trong một số trường hợp gia chủ lựa chọn thiết kế giếng trời bên trên phòng ăn. Đây cũng là một lựa chọn tương đối hợp lý vì có thể giúp không gian căn bếp trở nên thông thoáng, làm phân tán mùi dầu mỡ khó chịu.
Ở những ngôi nhà có phòng tắm hoặc phòng ngủ khuất sáng thì thiết kế giếng trời bên trên là giải pháp thông minh để giúp các không gian này trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên cần kèm thêm mái che di động bên trên nhằm gia giảm lượng ánh sáng trực tiếp chiếu vào mỗi khi cần thiết.
Lên bản vẽ thiết kế giếng trời cho nhà mái tôn
Cách làm giếng trời cho nhà mái tôn yêu cầu một bản vẽ thiết kế trước khi tiến hành thi công. Việc này là nhằm đảm bảo bám sát yêu cầu, mong muốn cũng như tiết kiệm được thời gian, hạn chế phát sinh chi phí.
Chuẩn bị vật liệu xây dựng giếng trời cho nhà mái tôn
Thông thường, phần mái giếng trời thường được làm từ nguyên liệu kính cường lực để đảm bảo hiệu quả lấy sáng tốt nhất mà vẫn an toàn. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể tham khảo một số loại vật liệu khác như tấm poly hoặc tấm mica,…
Với phần khung giếng, gia chủ có thể có nhiều sự lựa chọn bao gồm bê tông, inox, thép, nhôm hoặc sắt,… Tuy nhiên, nguyên liệu được nhiều kỹ sư kiến trúc khuyến nghị nên dùng nhất là inox hoặc sắt vì sẽ đảm bảo độ bền cũng như ít bị rỉ sét.
Thi công xây dựng giếng trời cho nhà mái tôn
Với cách làm giếng trời trên mái cho nhà mái tôn, đối với những ngôi nhà đã hoàn thiện thì gia chủ cần phải tiến hành tháo dỡ một phần mái tôn tại vị trí đặt giếng. Cần bắt đầu lắp đặt khung giếng đầu tiên, tiếp đó là đến phần mái giếng và cuối cùng là phần đáy giếng.
Kiểm tra và hoàn thiện phần giếng trời đã thi công
Sau khi đã thi công xong giếng trời, gia chủ cần kiểm tra tổng quan để tiến hành nghiệm thu. Cần lưu ý đảm bảo có hệ thống mái che và thoát nước phù hợp để tránh xảy ra hiện tượng dột hoặc ngập úng vào các mùa mưa.
Trang trí khu vực xung quanh giếng trời
Nhằm làm tăng tính thẩm mỹ cho giếng trời nói riêng cũng như kiến trúc tổng thể của ngôi nhà nói chung: Gia chủ có thể trồng thêm một số loại cây cảnh hoặc xây thêm tiểu cảnh, hòn non bộ ở phần diện tích xung quanh đáy giếng.
Các loại vật liệu dùng làm mái che giếng trời
Đối với ngôi nhà có giếng trời, gia chủ nên thiết kế thêm hệ thống mái che di động nhằm đảm bảo hiệu quả che chắn vào các mùa mưa, ngăn ngừa nguy cơ có những vật thể nguy hiểm hoặc động vật bên ngoài lọt vào trong ngôi nhà. Một số loại vật liệu làm mái che giếng trời phổ biến bao gồm:
- Mái che giếng trời bằng vật liệu tôn
- Mái che giếng trời bằng vật liệu kính
- Mái che giếng trời bằng chất liệu tổng hợp
Cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Mái che giếng trời bằng vật liệu tôn
Tôn là loại vật liệu được ưa chuộng, sử dụng phổ biến để làm mái che giếng trời nhờ có giá thành rẻ, độ bền cao, thích ứng tốt trong nhiều điểu kiện thời tiết. Ngày nay, loại vật liệu này cũng được cải tiến đáng kể về giá thành, mẫu mã cũng như công năng nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Mái che giếng trời bằng vật liệu kính
Kính là loại vật liệu rất được ưa chuộng dùng làm mái che giếng trời bởi mang đến hiệu quả lấy sáng tốt và làm tăng tính thẩm mỹ cho thiết kế. Tuy nhiên, gia chủ nên cân nhắc sử dụng kính cường lực chất lượng cao vì những loại kính thường sẽ dễ gây nguy hiểm cho các thành viên một khi bị vỡ.
Mái che giếng trời bằng chất liệu tổng hợp
Nhựa PolyCarbonate là một loại chất liệu tổng hợp có đặc điểm giao thoa giữa hai chất liệu kính và tôn, rất được ưa chuộng hiện nay và là lựa chọn hàng đầu để thiết kế mái che giếng trời. Ưu điểm của loại vật liệu này là giá thành rẻ, đa dạng màu sắc, mẫu mã, độ bền cao, trọng lượng nhẹ tạo nên sự thuận tiện trong việc di dời, lắp đặt.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu về vật liệu xây dựng gồm những gì, cách tính vật liệu xây nhà thế nào để dự toán chi phí hợp lý.
Ý nghĩa phong thủy của giếng trời
Ngoài tác dụng hỗ trợ thông khí và lấy sáng, giếng trời cũng mang nhiều giá trị phong thủy cho ngôi nhà. Nếu biết khéo léo vận dụng các yếu tố ngũ hành trong thiết kế sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ và gia đình:
Thông thường, giếng trời sẽ có vị trí nằm ngay giữa trung tâm ngôi nhà. Vị trí này được gọi là trung cung theo thuyết ngũ hành bát trạch, mang đặc tính của Thổ.
Khi bố trí các đồ dùng, nội thất xung quanh giếng trời, gia chủ nên lưu ý kết hợp các đồ vật mang đặc tính của các hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa còn lại nhằm tạo nên sự cân bằng, từ đó sinh ra các luồng vượng khí mang lại may mắn.
Bạn có thể đọc thêm các bài viết cùng chủ đề như Phong thủy nhà bếp hay Mệnh thổ hợp cây gì, Đông tứ trạch, Tây tứ trạch là gì tại LandInfo!
Một số câu hỏi thường gặp về giếng trời là gì
Xoay quanh việc xây dựng giếng trời trong nhà, nhiều gia chủ vẫn còn vướng phải một số băn khoăn, thắc mắc. Hãy cùng LandInfo giải đáp một số câu hỏi thường gặp về giếng trời:
- Có nên làm giếng trời không?
- Có nên làm giếng trời ở cầu thang không?
Câu trả lời bạn có thể tham khảo như sau:
Có nên làm giếng trời không?
Giếng trời là thiết kế mang đến nhiều lợi ích cho ngôi nhà nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một vài bất tiện trong sinh hoạt. Vì vậy nếu đang cân nhắc về việc có nên làm giếng trời hay không, gia chủ cần suy xét đến điều kiện thực tế cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình:
- Đối với những ngôi nhà có diện tích chật hẹp và thiếu sáng thì cách làm giếng trời chính là lựa chọn hợp lý giúp cải thiện không gian sống.
- Trường hợp xét thấy không gian nhà ở đã có đủ ánh sáng cũng như đủ thoáng mát thì không cần thiết phải xây dựng thêm giếng trời.
Vì vậy, việc cân nhắc xem có nên làm giếng trời không phụ thuộc lớn vào thiết kế nhà ở đã đủ thoáng và sáng hay chưa. Gia chủ có thể tham khảo ý kiến từ kiến trúc sư để dễ dàng ra quyết định. Ngoài ra, khi đi mua nhà đất để ở, gia chủ cũng nên để ý xem ngôi nhà có thiết kế giếng trời không trước khi ký hợp đồng.
Có nên làm giếng trời ở cầu thang không?
Có nên làm giếng trời ở cầu thang không cũng là điều được nhiều gia chủ sắp xây nhà hoặc sửa nhà quan tâm. Cầu thang là vị trí rất lý tưởng để đặt giếng trời vì đây là khu vực trung tâm của ngôi nhà. Từ đây, ánh sáng và các luồng không khí có thể lan tỏa và phân bổ đều đến những không gian chức năng khác.
Do đó, khi thi công làm giếng trời ở bên trên cầu thang, gia chủ cần lưu ý xây thêm hệ thống mái che, thoát nước hợp lý: Nhằm hạn chế tình trạng khi trời mưa, nước mưa lọt vào nhà gây ra hiện tượng trơn trượt dễ gây tai nạn.
Với toàn bộ những thông tin được LandInfo cung cấp trong bài viết. Hẳn bạn đọc đã có thể tự mình đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: Giếng trời là gì và dùng để làm gì? Cấu tạo giếng trời gồm những phần nào? Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Cùng với đó là tìm hiểu về cách làm giếng trời trên mái cho nhà mái tôn cụ thể.
Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy thường xuyên truy cập LandInfo nhằm tham khảo thêm các thông tin chia sẻ có giá trị cũng như đăng tin mua bán bất động sản chính chủ nhé!