DSH là đất gì? Giải đáp 05 câu hỏi thường gặp nhất trong việc sử dụng đất
DSH là đất gì? Có quy định sử dụng ra sao? DSH là ký hiệu dùng để chỉ loại đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt cộng đồng. Luật Đất đai Việt Nam phân chia diện tích đất trên toàn lãnh thổ nước ta thành nhiều loại nhằm hỗ trợ cho quá trình quy hoạch, quản lý sử dụng đất diễn ra hiệu quả. Mỗi loại đất sẽ phục vụ cho một số chức năng, mục đích khác nhau.
Với bài viết hôm nay, hãy cùng LandInfo tìm hiểu các thông tin cũng như quy định pháp luật cần biết về đất DSH:
- Đất DSH là đất gì?
- Ai là người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH?
- Trách nhiệm của người quản lý đất sinh hoạt cộng đồng ra sao?
- Câu hỏi thường gặp về DSH - đất sinh hoạt cộng đồng là gì?
- Kết luận
Đất DSH là đất gì?
Căn cứ theo Luật Đất đai năm 2013, DSH là ký hiệu dùng để chỉ loại đất phục vụ cho mục đích sinh hoạt cộng đồng, bao gồm: Xây dựng trụ sở, hội trường của ấp, thôn, làng, xã; Hội họp; Tổ chức những hoạt động chung mang tính cộng đồng.
Đất sinh hoạt cộng đồng DSH có bản chất là một khu đất công của tập thể mà nhiều người dân có thể sử dụng cùng nhau. Việc sử dụng đất DSH cần tuân thủ theo đường hướng chỉ đạo của cấp chính quyền và những quyết sách, quy định của Nhà nước.
Ai là người đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH?
Theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, Điều 5, Khoản 1, Điểm i, việc xác định người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH được thực hiện như sau:
- Cộng đồng dân cư có quyền sử dụng đất DSH cùng thảo luận và chọn ra người đại diện đứng tên. Người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH thường là cá nhân nhận được nhiều sự tín nhiệm nhất trong cộng đồng dân cư, có thể là trưởng xóm hoặc trưởng thôn.
- Cộng đồng dân cư đồng thuận lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH, ký tên và nộp về UBND cấp xã để được xem xét và xác nhận.
- Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất DSH sẽ ghi rõ thông tin về địa chỉ, diện tích khu đất sinh hoạt cộng đồng.
Trách nhiệm của người quản lý đất sinh hoạt cộng đồng ra sao?
Đất DSH là loại đất thuộc quyền sở hữu chung, được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư sử dụng và giao quyền cho một cá nhân thực hiện quản lý, giám sát quá trình sử dụng đất. Trách nhiệm của người quản lý đất sinh hoạt cộng đồng là vô cùng quan trọng:
- Người quản lý đất sinh hoạt cộng đồng cần đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tuân thủ đúng những quy định mà pháp luật đề ra.
- Chỉ sử dụng đất DSH cho những mục đích chính đáng, phục vụ quyền lợi chung của cộng đồng và được cơ quan địa phương có thẩm quyền chấp thuận.
- Không được tự ý mở rộng hoặc lấn chiếm, bảo đảm giữ gìn nguyên vẹn diện tích đất DSH được giao ban đầu. Trong trường hợp chứng minh được việc mở rộng đất DSH là cần thiết, người quản lý đất DSH cần làm đơn trình lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để được xem xét và phê duyệt.
- Các công trình xây dựng trên đất DSH cần được phê duyệt bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình xây dựng, người quản lý đất DSH có trách nhiệm giám sát chặt chẽ, đảm bảo tuân thủ kế hoạch và bản vẽ ban đầu.
- Quá trình chỉ đạo thực hiện những hoạt động cộng đồng trên đất DSH cần đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp về DSH - đất sinh hoạt cộng đồng là gì?
Đất DSH có phải đóng thuế không?
Đất DSH không cần phải đóng thuế sử dụng đất vì theo pháp luật quy định:
- Đây là loại đất công thuộc nhóm đất phi nông nghiệp
- Đất DSH được sử dụng vào mục đích phi lợi nhuận. Bao gồm tổ chức các chương trình, sự kiện, xây dựng các công trình phục vụ cho toàn bộ dân cư trên cùng một khu vực.
Thời hạn sử dụng đất sinh hoạt cộng đồng là bao lâu?
Thời hạn sử dụng đất DSH không được xác định bởi một hạn mức cụ thể mà sẽ tuân theo những quy định sau đây:
- Thời hạn sử dụng đất DSH sẽ được gia hạn hằng năm theo một định mức cố định. Sau một khoảng thời gian nhất định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra quy trình sử dụng đất, sau đó xem xét đưa ra thời hạn gia hạn mới phù hợp.
- Thời hạn sử dụng đất sẽ được xem xét dựa trên các yếu tố: Tính hiệu quả, quy trình sử dụng và mục đích sử dụng đất.
- Các cơ quan quản lý trực tiếp và có thẩm quyền quyết định thời hạn sử dụng đất DSH là: Cơ quan có thẩm quyền cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh, lãnh đạo địa phương các cấp.
Ai chịu trách nhiệm và chi trả kinh phí sửa chữa nếu xảy ra tổn hại về đất DSH?
- Vì DSH là loại đất công phục vụ cho mục đích thực hiện các hoạt động, xây dựng các công trình cộng đồng. Do đó, khi xảy ra tổn hại về đất DSH thì người đại diện quản lý đất sinh hoạt cộng đồng (người đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) sẽ là người chịu trách nhiệm chính đứng ra xử lý, khắc phục hậu quả.
- Kinh phí sửa chữa, khắc phục vấn đề sẽ được trích từ quỹ vận động tự nguyện ở mỗi địa phương do mỗi cá nhân tự nguyện đóng góp.
Nghĩa vụ của lãnh đạo địa phương trong việc sử dụng đất DSH là gì?
Mỗi cá nhân tại địa phương đều có một phần trách nhiệm trong việc sử dụng, giữ gìn đất DSH. Tuy nhiên trách nhiệm cao nhất sẽ thuộc về lãnh đạo địa phương, người được giao quyền quản lý quá trình sử dụng đất DSH tại địa phương. Theo đó:
- Lãnh đạo địa phương cần hiểu biết rõ ràng các quy định của pháp luật về việc quản lý, sử dụng đất DSH và căn cứ vào đó để thực hiện cho phù hợp.
- Việc tổ chức các hoạt động, chương trình, triển khai xây dựng công trình cộng đồng trên đất DSH cần hợp pháp và nhận được sự cho phép của cơ quan chính quyền địa phương các cấp.
- Không tự ý lấn đất nằm ngoài diện tích đất DSH được giao, trong trường hợp có căn cứ phù hợp để mở rộng diện tích đất DSH thì cần làm đơn trình UBND địa phương xem xét và phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động, công tác được thực hiện trên đất DSH. Đảm bảo các hoạt động, công tác này thực hiện hợp lý, có hiệu quả và góp phần phục vụ, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân tại địa phương.
- Đất DSH là loại đất công được sử dụng với mục đích phi lợi nhuận. Do đó việc tổ chức các hoạt động kinh doanh hay xây dựng các công trình thương mại trên đất là việc làm bị cấm.
Đất DSH có được xây nhà không?
DSH là đất công phục vụ cho các mục đích sinh hoạt cộng đồng, do đó người sử dụng đất không được tự ý thực hiện hành vi xây nhà ở, các công trình mang tính cá nhân hoặc các công trình thương mại nhằm mục đích tư lợi. Mọi hành vi cố tình vi phạm trong việc sử dụng đất DSH đều sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý nghiêm đúng theo quy định của pháp luật.
Trên đất DSH sẽ được xây dựng các loại công trình sau đây theo chỉ đạo, phê duyệt của cơ quan chính quyền địa phương: Nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà văn hóa, khu vực tổ chức lễ hội, khu vui chơi giải trí công cộng,...
Kết luận
Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu toàn bộ những thông tin chi tiết về: Ký hiệu đất DSH là gì, những quy định của Nhà nước về việc sử dụng đất DSH cũng như trả lời một số câu hỏi thường gặp liên quan đến loại đất này.
Việc tìm hiểu cụ thể thông tin, quy định pháp luật về các loại đất đai hiện nay sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường bất động sản. Từ đó có căn cứ lựa chọn và đưa ra những quyết định đầu tư, sử dụng đất chính xác.
Hãy thường xuyên truy cập LandInfo.com.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết chia sẻ thông tin hữu ích tương tự cũng như đăng tin mua bán nhà đất chính chủ nếu có nhu cầu. Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin về loại đất có ký hiệu TSC ở bài viết sau đây:
Tìm hiểu thêm >>> Đất TSC là gì? Định nghĩa, quy định sử dụng và quản lý đất hiệu quả