Sổ hồng là một cách gọi ngắn gọn của người dân đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, được lưu hành và sử dụng phổ biến trong đời sống hiện nay.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn giữa sổ hồng và sổ đỏ, bên cạnh đó còn có khái niệm sổ hồng mẫu cũ và sổ hồng mẫu mới.
Với bài viết hôm nay, Landinfosẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu chi tiết các nội dung:
Sổ hồng là cách mà người dân dùng để gọi tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở dựa theo màu sắc của bìa sổ.
Trước ngày 10/12/2009, Việt Nam sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất có bìa hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa đỏ được ban hành theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Kể từ ngày 10/12/2009, ngày Nghị định 88/2009 / NĐ-CP có hiệu lực thi hành, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp giấy chứng nhận theo mẫu thống nhất có bìa màu hồng cánh sen với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở được cấp trước trước đó không cần phải được thay thế bằng giấy chứng nhận mới.
Như vậy, hiện nay Việt Nam vẫn cho phép lưu hành và sử dụng 3 loại giấy chứng nhận quyền sử dụng, sở hữu bất động sản nói chung bao gồm sổ đỏ, sổ hồng mẫu mới và mẫu cũ.
Tùy theo mục đích và thời hạn sử dụng mà hiện nay, sổ hồng được nhà nước ban hành với nhiều phiên bản khác nhau như là:
Hãy cùng Landinfotìm hiểu có bao nhiêu loại sổ hồng được lưu hành hiện tại cũng như tính ứng dụng của chúng là gì nhé:
Sổ hồng riêng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cơ quan cấp quận / huyện trở lên cấp cho cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng đất.
Chủ sở hữu đứng tên trực tiếp trên sổ hồng riêng sẽ có toàn quyền quyết định việc sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bao gồm quyền mua bán, tặng cho, thế chấp, thừa kế, ủy quyền, thậm chí là tranh chấp đất đai,...
Sổ hồng chung cũng được gọi là sổ hồng đồng sở hữu. Đây là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp quận / huyện hoặc các cấp bậc cao hơn cấp cho hai người trở lên và những người này không có mối quan hệ vợ chồng, con cái,... để công nhận quyền đồng sử dụng, đồng sở hữu của những người này với một tài sản bất động sản cụ thể.
Đất có sổ hồng chung chỉ được mua bán, chuyển nhượng, tặng cho khi có sự đồng ý của tất cả các thành viên có tên trên sổ.
Sổ hồng hoàn công là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực xây dựng và cũng là một thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng nhà ở, công trình.
Sẵn đây, bạn cũng có thể xem qua Hướng dẫn cách tính chi phí xây nhà theo mét vuông năm 2022
Sổ hồng hoàn công có ý nghĩa rất quan trọng vì là điều kiện để chủ sở hữu xin cấp phép xây dựng, cấp mới hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Sổ hồng lâu dài biểu hiện quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của chủ sở hữu sẽ được kéo dài cho đến khi nhà nước có yêu cầu thu hồi và sẽ không bị giới hạn bởi thời hạn cụ thể
Do đó, khi Nhà nước muốn thu hồi đất có sổ hồng lâu dài nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất sẽ được hưởng những quyền lợi đền bù thích hợp mà không phải căn cứ vào thời hạn sử dụng đất.
Khi các tài sản gắn liền với khu đất có sổ hồng lâu dài không đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn an toàn của Nhà nước sẽ được yêu cầu xây mới cho mục đích tái định cư tại chỗ hoặc trên một khu đất khác
Sổ hồng sở hữu 50 năm hay 30 năm sẽ được áp dụng căn cứ theo thời hạn sử dụng đất đối với các dự án đầu tư được Nhà nước cấp phép.
Sau niên hạn đó, chủ đầu tư hoặc người sở hữu tài sản trên đất tại vị trí đó có quyền gia hạn thời gian sử dụng đất bằng cách đóng thuế phí theo hạn mức được áp dụng tại thời điểm đó trong trường hợp khu đất đó không bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Trong trường hợp khu đất đó bị chuyển đổi mục đích sử dụng thì những người sở hữu sổ hồng 50 năm sẽ không được hưởng các quyền lợi về đền bù giải tỏa mặt bằng.
Về nghĩa vụ của chủ đầu tư, đối với những dự án bất động sản chỉ được cấp sổ hồng 50 năm, chủ đầu tư phải công khai các hồ sơ pháp lý liên quan và số nắm sở hữu còn lại với người mua một cách minh bạch, rõ ràng.
Hiện nay, khái niệm về sổ hồng mẫu cũ, sổ hồng mẫu mới và sổ đỏ vẫn còn khiến nhiều người băn khoăn, nhầm lẫn. Vậy chúng có những đặc điểm nào khác biệt?
Hãy cùng Landinfotìm hiểu ngay dưới đây:
Sổ hồng là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất có giá trị pháp lý.
Những nội dung, thông tin thể hiện trên sổ hồng phải đầy đủ và hợp lệ, đúng với quy định của pháp luật:
Trang 2 của sổ sẽ hiển thị các thông tin về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như tên tài sản, địa chỉ, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, các ghi chú khác, ... và số vào sổ cấp giấy chứng nhận nằm ở cuối trang bên trái.
Trang 3 hiển thị sơ đồ đất đai, nhà cửa và các tài sản khác gắn liền với đất như chiều dài, chiều rộng, hướng đất, tỷ lệ quy hoạch, bảng tọa độ đất và những thay đổi sau khi cấp phát giấy chứng nhận
Trang 4 sẽ bao gồm các nội dung tiếp theo trong phần những thay đổi sau khi cấp phát giấy chứng nhận, nội dung ghi chú và mã vạch
Có rất nhiều câu hỏi xoay quanh điều kiện được cấp phát sổ hồng, bao gồm: Có những loại giấy tờ gì thì sẽ được cấp sổ hồng? Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì có được cấp sổ hồng không? Trường hợp nào được cấp sổ hồng mà không phải nộp tiền sử dụng đất?
Hãy cùng Landinfotìm lời giải đáp chi tiết cho những thắc mắc qua phần thông tin bên dưới:
Để được cấp sổ hồng với những điều kiện nhất định, sẽ có 4 trường hợp sau:
Cụ thể:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định có một trong các giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận mà không cần phải nộp thuế sử dụng đất:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, có giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng đứng tên người khác nếu thỏa các điều kiện sau đây thì sẽ được cấp giấy chứng nhận mà không cần phải nộp tiền sử dụng đất:
Hộ gia đình, cá nhân được cấp sổ hồng sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước mà không cần có giấy tờ về quyền sử dụng đất trong các trường hợp dưới đây:
Đối với trường hợp này, cá nhân và hộ gia đình đang sử dụng đất ổn định và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với nhà nước nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận thì sẽ được cấp sổ hồng.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định nhưng không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất vẫn có thể được cấp sổ hồng và sẽ phải nộp tiền sử dụng đất trong trường hợp hộ gia đình và cá nhân đó vẫn sử dụng đất ổn định trước ngày 1 tháng 7 năm 2014 và được UBND cấp xã xác nhận đất không tranh chấp, phù hợp với quy hoạch địa phương.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đó đạt đủ các điều kiện nêu trên và có hộ khẩu thường trú tại địa phương, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, sản xuất muối tại địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của nhà nước thì sẽ được cấp giấy chứng nhận mà không cần nộp tiền sử dụng đất.
Làm sổ hồng cần phải thực hiện các quy trình, thủ tục như thế nào? Dưới đây, Landinfosẽ cung cấp đến bạn thông tin về những hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị và nơi nộp hồ sơ xin cấp phát sổ hồng đúng quy định:
Ở bước này, chủ sở hữu cần xác nhận đúng cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng đối với trường hợp của bản thân:
Nếu chủ sở hữu là người Việt Nam đang định cư tại nước ngoài hoặc người đại diện cho các tổ chức, cơ sở tôn giáo, các tổ chức nước ngoài thực hiện chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang thực hiện dự án đầu tư yêu cầu cấp sổ hồng thì sẽ nộp hồ sơ tại văn phòng UBND cấp tỉnh hoặc văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương.
Nếu chủ sở hữu là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài nhưng sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam thì sẽ nộp hồ sơ xin cấp sổ hồng tại văn phòng UBND cấp huyện. Trong trường hợp địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì chủ sở hữu cũng có thể đến nộp hồ sơ tại các văn phòng này.
Chi phí làm sổ hồng sẽ có sự khác nhau tùy theo quy định ở từng địa phương. Tuy nhiên, về cơ bản, loại chi phí này bao gồm một số chi phí cố định như phí phát hành sổ, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân.
Trên đây là toàn bộ các khái niệm giải thích sổ hồng là gì, đặc điểm pháp lý, phân loại và tính ứng dụng của từng loại sổ hồng cũng như các quy định, thủ tục cấp phát sổ hồng chuẩn pháp lý mà bạn cần biết. Theo dõi thường xuyên các bài viết được cập nhật liên tục tại trang chủ Landinfo.com.vnđể có cho mình những thông tin thực sự cần thiết cũng như đăng tin mua bán nhà đất chính chủ khi có nhu cầu nhé!
Sổ hồng là cách mà người dân dùng để gọi tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở dựa theo màu sắc của bìa sổ.
" } },{ "@type": "Question", "name": "Có mấy loại sổ hồng?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Tùy theo mục đích và thời hạn sử dụng mà hiện nay, sổ hồng được nhà nước ban hành với nhiều phiên bản khác nhau như là: