Tầng lửng là gì? Cao bao nhiêu và có được tính là 1 tầng không?
Tầng lửng là gì? Đây là một bộ phận kiến trúc trong ngôi nhà có công năng giúp tối ưu không gian sử dụng và mang đến điểm nhấn cho kiến trúc ngôi nhà. Tầng lửng có được tính là 1 tầng riêng biệt hay không và cần lưu ý điều gì trong thiết kế, xây dựng? Hãy cùng LandInfo tham khảo bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời cụ thể:
- Tầng lửng là gì?
- Công dụng của tầng lửng đối với ngôi nhà
- Phân loại các loại tầng lửng
- Quy định mới nhất về thiết kế và đếm số tầng lửng
- Lưu ý khi thiết kế, xây dựng tầng lửng
- Bố trí tầng lửng sao cho đẹp?
- Một số câu hỏi thường gặp về tầng lửng
Tầng lửng là gì?
Tầng lửng là gì? Tầng lửng là một tầng trung gian giữa hai tầng chính của ngôi nhà, còn được gọi là gác xép hay gác lửng. Tầng lửng không được tính là tầng mà nằm ở khoảng giữa hai tầng, chiều cao trung bình của tầng lửng dao động từ 2,2m đến 2,5m. Tầng lửng nằm phía trên tầng trệt với trần nhà thấp.
Từ trước đến nay, tầng lửng được thiết kế nhiều trong các ngôi nhà mái bằng ở nước ta. Tuy nhiên theo thời gian tầng lửng cũng xuất hiện trong nhiều thiết kế nhà khác nhau và mang lại sự tiện lợi cùng tính thẩm mỹ cao.
Công dụng của tầng lửng đối với ngôi nhà
Gác lửng có tác dụng lấp đầy không gian trống trong nhà và tạo cảm giác làm tăng chiều cao của tầng nhà. Nhờ vào công năng sử dụng, tầng lửng là bộ phận rất được ưa chuộng trong các thiết kế nhà ở hiện nay:
- Đối với những ngôi nhà có diện tích rộng, thiết kế gác lửng sẽ giúp lấp đầy khoảng trống và tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống.
- Đối với những ngôi nhà có mặt bằng nhỏ gọn thì việc có thêm gác lửng sẽ giúp ngôi nhà tối ưu hóa công năng sử dụng. Chủ nhân có thể tận dụng không gian này làm phòng làm việc hay không gian sinh hoạt chung,...
- Đối với những ngôi nhà thấp tầng có chiều cao hạn chế, gác lửng có thể được tận dụng làm phòng chức năng như bếp ăn, phòng khách nhỏ...
- Tại kiểu hình nhà phố, tầng lửng có thể được sử dụng làm không gian thương mại, trưng bày hàng hóa, kho hàng hoặc chỗ để xe.
Phân loại các loại tầng lửng
Các loại tầng lửng hiện nay bao gồm:
- Tầng lửng phía sau nhà
- Tầng lửng bên hông nhà
- Tầng lửng phía trước nhà
- Tầng lửng bên trong phòng
Tầng lửng phía sau nhà
Tầng lửng (gác xép) phía sau nhà là thiết kế thường thấy ở những ngôi nhà phố. Việc bố trí gác lửng phía sau nhà sẽ thuận tiện cho việc quan sát mặt bằng tầng trệt cũng như sử dụng làm phòng sinh hoạt chung. Ngoài ra, gác lửng ở vị trí này còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian phòng khách.
Tuy nhiên, thiết kế này sẽ khiến khoảng thông tầng phía sau thấp đi và không gian gác xép cũng sẽ có phần hơi chật chội, thiếu thông thoáng.
Tầng lửng bên hông nhà
Tầng lửng bên hông nhà là lối thiết kế đòi hỏi ngôi nhà phải có khoảng hông ở cạnh bên đủ lớn. Lối thiết kế này phù hợp với những ngôi nhà có sân vườn rộng rãi.
Tầng lửng phía trước nhà
Tầng lửng phía trước nhà là lối thiết kế rất được ưa chuộng và cũng được đánh giá là vị trí lý tưởng nhất. Với vị trí này, gia chủ có thể tùy ý sáng tạo để làm nên điểm nhấn cho không gian sống của mình.
Tầng lửng bên trong phòng
Với lối thiết kế này, tầng lửng sẽ được bố trí phía trên nhà vệ sinh và được sử dụng làm góc học tập, chỗ ngủ hoặc các mục đích khác. Thiết kế này mang đến tính riêng tư, thoải mái trong sinh hoạt. Tuy nhiên, gia chủ chỉ có thể bố trí gác lửng kiểu này nếu phòng có diện tích đủ lớn hoặc có chiều dài.
Quy định mới nhất về thiết kế và đếm số tầng lửng
Tầng lửng mang công năng đa dạng nhưng cần được thi công và thiết kế cẩn thận bởi nếu quá trình thi công kém có thể xảy ra nhiều nguy hiểm trong quá trình sinh hoạt. Không phải bất cứ công trình nào cũng được phép xây dựng gác lửng. Tùy theo quy định của từng địa phương, đơn vị phát triển mà gia chủ mới có thể xây dựng tầng lửng.
Dưới đây là một số lưu ý và quy định gia chủ nên biết về thiết kế và đếm số tầng lửng:
- Quy định về diện tích xây dựng tầng lửng
- Quy định về chiều cao tầng lửng
Quy định về diện tích xây dựng tầng lửng
- Tầng lửng được thiết kế ở tầng trệt nhà nếu như chiều cao từ tầng trệt đến tầng 1 không quá 5,8m và không nhỏ hơn 5m.
- Diện tích tầng lửng không được vượt quá 80% diện tích tầng trệt.
- Đối với nhà ở riêng lẻ, gác lửng không được tính vào số tầng chính thức khi diện tích sàn tầng lửng không vượt quá 65% tổng diện tích sàn của tầng ngay bên dưới.
- Quyết định xây gác lửng là tùy gia chủ, không bắt buộc
- Tại một số quận của TP.HCM như Quận 8, Quận 10, diện tích sàn tầng lửng có thể lên đến 80% diện tích sàn tầng dưới khi xin giấy phép xây dựng.
- Tùy từng khu vực, cung đường mà việc xây dựng gác lửng sẽ cần tuân thủ những quy định khác nhau. Lộ giới nhỏ hơn 3m5 sẽ không được xây gác lửng.
Quy định về chiều cao tầng lửng
Theo quy định, chiều cao của tầng trệt và tầng lửng đối với nhà có chiều rộng đường đi dưới 20m sẽ có chiều cao tối đa là 5m8 so với chiều cao của vỉa hè và chiều cao tối thiểu là 5m6. Lúc này tầng trệt sẽ cao 2m8 và chiều cao của tầng lửng sẽ là 2m8. Nếu đóng trần bằng tấm thạch cao chống ẩm thì chiều cao thực tế của tầng lửng tính từ mặt sàn sẽ xấp xỉ 2m4.
Tầng trệt và tầng lửng cao 6m thì sẽ phải xin phép và hạ thấp chiều cao các tầng trên để đảm bảo chiều cao nhà tương ứng với chiều cao trên giấy phép. Gác lửng cao 2m8 nhìn chung thường thuộc những ngôi nhà trong hẻm có lối đi nhỏ với số tầng hạn chế.
Do xây thêm gác lửng nên diện tích các tầng trên cũng bị hạn chế. Đối với nhà có gác lửng, tầng 1 và tầng 2 chỉ có thể xây lên chiều cao 3,4m. Còn nhà không có gác lửng thì tầng trệt có thể cao tối đa 4m, tầng 1 và tầng 2 có thể cao đến 3,6m hoặc 3,8m. Đối với nhà nằm trên mặt đường có chiều rộng lớn hơn 20m có thể xây gác lửng cao tối đa 7m.
Lưu ý khi thiết kế, xây dựng tầng lửng
Theo luật xây dựng quốc tế, gác lửng chỉ được xây lên với diện tích bằng ⅓ diện tích mặt sàn ngay bên dưới. Tuy nhiên tại Việt Nam, gác lửng được phép xây với diện tích bằng 80% diện tích sàn nhà bên dưới.
Đối với nhà ở riêng lẻ, nếu việc thay đổi kết cấu bên trong không làm thay đổi kết cấu chịu lực chính thì không bị xử phạt về tội cố ý xây dựng trái phép. Trường hợp nhà thầu xây dựng đúng số tầng, có thêm gác lửng, miễn là không vượt quá chiều cao công trình theo quy định về xây dựng thì sẽ không bị coi là xây dựng trái phép.
Với những ngôi nhà có chiều dài, gia chủ có thể thiết kế thêm gác lửng nằm bên trong tầng trệt và dùng làm nơi sinh hoạt chung của cả gia đình. Trường hợp nhà đã cũ và có khoảng thông thủy với tầng trệt tương đối cao, gia chủ có thể chèn thêm gác xép bằng ván gỗ để tăng diện tích sử dụng.
Mặt bằng tầng lửng thường chiếm khoảng 1/2 đến 2/3 mặt bằng tầng trệt. 3,5m đến 4m là chiều cao tầng trệt thông thường, đối với tầng trệt có gác lửng thì cao khoảng 4,5m đến 5m. Lúc này chiều cao của gác lửng sẽ từ 2,2m đến 2,5m. Nếu thấp hơn thì gác lửng sẽ có cảm giác chật chội, tù túng nhưng nếu xây cao hơn 3m, nhìn vào sẽ có cảm giác choáng ngợp, mất đi sự cân đối và thẩm mỹ.
Thông thường, gác lửng thường rộng khoảng ½ đến ⅔ tổng diện tích của tầng bên dưới. Độ cao tầng trệt bình thường dao động trong khoảng 3,5m đến 4m, đối với tầng trệt có gác lửng thì chiều cao dao động ở mức 4,5m đến 5m.
Tầng lửng thường có chiều cao dao động từ 2,2m đến 2,5m. Nếu thấp hơn mức này, không gian tầng lửng sẽ có phần hơi chật chội và bí bách. Trong trường hợp chiều cao của tầng lửng dưới 3m thì sẽ gây nên sự mất cân bằng và có phần lấn át các tầng chính.
Một trong những công đoạn không kém phần quan trọng của thiết kế tầng lửng là phác thảo cầu thang từ tầng trệt lên gác lửng. Cầu thang có thể được thiết kế đơn giản và nhỏ gọn. Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi bạn muốn xây thêm gác lửng là không nên sử dụng tường ngăn, sẽ tạo cảm giác không gian chật hơn.
Bố trí tầng lửng sao cho đẹp?
Hiệm nay có rất nhiều kiểu bố trí tầng lửng. Trong đó, phương thức được ưa chuộng nhất là sử dụng vách ngăn bằng kính cường lực hoặc sắt mỹ nghệ.
Với cách bố trí gác xép hợp lý, khi bước vào nhà sẽ mang đến cảm giác rộng rãi nhờ phần trần nhà được nâng lên và mang đến diện tích sử dụng nhiều hơn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Về màu sơn của tầng lửng, gia chủ nên sơn tầng lửng cùng màu với tầng trệt hoặc chọn lựa màu sắc hài hòa, phù hợp với tổng thể. Về phần lan can, nên lựa chọn lan can bằng kính cường lực hoặc phần song sắt có khoảng hở giúp mang đến sự thông thoáng hơn.
Những món đồ nội thất, đồ trang trí nhỏ gọn và đa chức năng sẽ phù hợp nhất với không gian gác lửng. Gia chủ nên lựa chọn đồ dùng có gam màu trung tính để tạo cảm giác không gian mở và thông thoáng.
Một số câu hỏi thường gặp về tầng lửng
Tầng lửng có tính là 1 tầng không?
Tầng lửng là một tầng trung gian giữa 2 tầng chính của ngôi nhà. Tầng lửng không được tính là 1 tầng hoàn chỉnh nên thường được gọi là gác lửng hoặc gác xép.
Tầng lửng là tầng mấy?
Không có quy ước cụ thể về thứ tự của tầng lửng. Thông thường, tầng lửng sẽ nằm giữa tầng trệt và tầng 1 của ngôi nhà. Tuy nhiên với một số ngôi nhà có phòng ngủ rộng, trần nhà cao vẫn có thể xây thêm tầng lửng để tăng thêm diện tích sử dụng. Vậy nên tầng lửng vẫn có thể nằm giữa tầng 1 - tầng 2, tầng 2 - tầng 3,... tùy theo nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Tầng lửng là một bộ phận kiến trúc có công năng đa dụng, mang đến tính thẩm mỹ và tiện nghi cho ngôi nhà. Tuy nhiên, khi xây dựng tầng lửng, gia chủ cần lưu ý tuân thủ theo những quy định chung nhằm đảm bảo tính pháp lý cho công trình. Đừng quên thường xuyên truy cập trang chủ LandInfo.com.vn để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích và đăng tin mua bán nhà đất chính chủ nếu có nhu cầu nhé.