Room tín dụng là gì? Thông tin cụ thể về room tín dụng ngân hàng
Room tín dụng là gì? Đây là một thuật ngữ tài chính thường gặp, có liên quan đến các hoạt động vay mua, thế chấp bất động sản. Hãy cùng LandInfo giải đáp thông tin cụ thể về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây:
- Room tín dụng là gì?
- Tăng trưởng tín dụng là gì?
- Ngân hàng nới room tín dụng là gì?
- Hết hay cạn room tín dụng là gì?
- Tại sao Ngân hàng Nhà nước phải quy định hạn mức room tín dụng?
- Cơ chế phân bổ room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
- Cập nhật thông tin các ngân hàng được nới room tín dụng gần đây
Room tín dụng là gì?
Room tín dụng nghĩa là gì? Trong tiếng Anh, "room" có nghĩa là phạm vi hoặc phòng ở. Hạn mức tín dụng hay room tín dụng được hiểu đơn giản là hạn mức cho vay của ngân hàng.
Định nghĩa room tín dụng chính thức ra đời ở nước ta vào năm 2011 khi nền kinh tế đất nước trải qua thời kỳ đầy biến động với tỷ lệ lạm phát cực cao mà nguyên nhân là do cung tiền tăng với tốc độ rất cao trong nhiều năm. Để hạn chế và ngăn chặn điều này xảy ra, Ngân hàng Nhà nước luôn quy định mức tăng trưởng tín dụng tối đa vào đầu mỗi năm và cho đến nay vẫn tiếp tục áp dụng.
Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế và sức khỏe tài chính, hiệu quả quản lý tín dụng và chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ tỷ lệ room tín dụng cho các ngân hàng.
Ví dụ: đầu năm 2022, ngân hàng X có hạn mức tăng trưởng tín dụng là 9%, có quy mô tín dụng là 150 nghìn tỷ đồng. Như vậy, năm 2022 mức tín dụng tối đa ngân hàng X được cấp là 150 nghìn x 109% = 163 nghìn tỷ đồng.
Tăng trưởng tín dụng là gì?
Theo nghiên cứu của Lane P. R., McQuade P. (2014), tăng trưởng tín dụng tương ứng với sự gia tăng giá trị dư nợ cho vay khu vực tư nhân (cá nhân và tổ chức). Khi bậc thang tín dụng tăng lên, khách hàng có thể vay thêm tiền để sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Tăng trưởng room tín dụng ngân hàng là gì? Tăng trưởng tín dụng là việc ngân hàng thương mại áp dụng các chính sách nhằm mục đích tăng nguồn vốn huy động, cấp tín dụng, chiết khấu, đầu tư cho các cá nhân hoặc tổ chức kinh tế,… có nhu cầu vay vốn, từ đó dần dần nâng cao lợi nhuận, thương hiệu và thị phần trên thị trường.
Như vậy, tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng tín dụng của ngân hàng đối với các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng ngân hàng là cần thiết để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các tổ chức và cá nhân trong quá trình phát triển xã hội.
Về mặt tính toán, tăng trưởng tín dụng là phần trăm tăng (hoặc giảm) về giá trị tiền tệ mà ngân hàng cung cấp cho các cá nhân và tổ chức khác trong nền kinh tế trong giai đoạn này so với giai đoạn trước. Khi tín dụng tăng trưởng tích cực, nền kinh tế có một lượng tiền tương ứng lưu thông dưới hình thức bút tệ. Vì vậy, tăng trưởng tín dụng âm thể hiện xu hướng thu hẹp cung tiền, dẫn đến một số tác động đến nền kinh tế.
Ngân hàng nới room tín dụng là gì?
Thông thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ giao cho từng Ngân hàng Thương mại một tổ chức tín dụng để các Ngân hàng Thương mại này quản lý, điều hành các rủi ro trong hệ thống Ngân hàng Thương mại liên quan đến việc cấp tín dụng. Tránh tình trạng ngân hàng thương mại có vốn quá ít nhưng lại cho khách hàng vay quá nhiều.
Và khi dòng tín dụng cạn kiệt, các Ngân hàng Thương mại không thể tiếp tục cho khách hàng vay. Lúc này, các Ngân hàng Thương mại có thể đề nghị Ngân hàng Nhà nước “nhả” room tín dụng. Còn quyết định sẽ phụ thuộc vào việc xem xét, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.
Hết hay cạn room tín dụng là gì?
Hết room tín dụng là gì? Hết room tín dụng hay còn gọi thiếu hạn mức tín dụng - thuật ngữ chỉ trường hợp Ngân hàng Thương mại đã sử dụng hết hạn mức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định và không thể tiếp tục cho vay. Việc Ngân hàng Thương mại thiếu hạn mức tín dụng đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngân hàng cũng như các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tín dụng bao gồm người vay mua nhà đất, nhà đầu tư, công ty kinh doanh bất động sản.
Như đã đề cập ở trên, tỷ lệ hạn mức cấp tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quy định dựa trên hiệu quả quản lý tín dụng của từng ngân hàng. Nếu các Ngân hàng Thương mại được ấn định tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn cùng kỳ năm trước hoặc thấp hơn các Ngân hàng Thương mại trong cùng hệ thống, có thể hiểu ngân hàng này có mức độ rủi ro tài chính trong quá khứ cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Rủi ro này có thể xuất phát từ việc Ngân hàng Thương mại cho vay gấp nhiều lần vốn tự có, hoặc cũng có thể xuất phát từ việc ngân hàng tập trung vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…
Tại sao Ngân hàng Nhà nước phải quy định hạn mức room tín dụng?
Để kiểm soát tốc độ tăng trưởng của tín dụng
Việc quy định hạn mức tín dụng để kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là rất quan trọng. Bởi nếu tăng trưởng tín dụng quá mạnh sẽ vượt quá khả năng quản lý của các ngân hàng thương mại và dẫn đến mất cân đối vốn, mất khả năng thanh toán và tăng nguy cơ lạm phát.
Để đảm bảo chất lượng tín dụng
Khi bị Ngân hàng Nhà nước hạn chế cấp tín dụng, các ngân hàng sẽ lựa chọn khách hàng/tổ chức/người cho vay kỹ càng hơn. Nhờ đó, giảm được tỷ lệ nợ xấu cũng như hạn chế được tình trạng tín dụng tăng trưởng quá nhanh.
Cơ chế phân bổ room tín dụng của Ngân hàng Nhà nước
Ngày 13/1/2022, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/1/2022 có điều chỉnh căn cứ trên diễn biến, tình hình thực tế, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo tăng trưởng tín dụng quanh mức 14%.
Con số 14% là mục tiêu định hướng dựa trên các yếu tố sau:
- Tăng trưởng tín dụng thực năm 2021 khoảng 13,61% so với mức 12,17% năm 2020.
- Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 khoảng 6,5%.
- Lạm phát dự kiến quanh mức 4% và dự toán ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 34/2021/QH15.
Căn cứ định hướng tăng trưởng tín dụng 14%, NHNN giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 cho từng tổ chức tín dụng trên hai cơ sở chính:
- Thứ nhất, mức phân bổ được xác định trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của từng tổ chức tín dụng dựa trên các tiêu chí chi tiết và cách chấm điểm của Thông tư 52/2018/TT-NHNN.
- Thứ hai, dựa trên một số yếu tố thể hiện chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Tháng 12/2022, Ngân hàng Nhà nước chính thức nới hạn mức tín dụng từ 1,5% lên 2%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ vào khoảng 15,5 - 16% so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, tỷ lệ phân bổ cho từng ngân hàng chưa được Ngân hàng Nhà nước công bố.
Cập nhật thông tin các ngân hàng được nới room tín dụng gần đây
Vietcombank , HDBank, MBB và VPBank là 4 ngân hàng tham gia tái cơ cấu các tổ chức tín dụng hoạt động kém nên các ngân hàng này sẽ được cấp hạn mức tín dụng cao hơn các ngân hàng khác, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng và nâng cao thị phần tín dụng trong năm 2023
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho thắc mắc: Room tín dụng là gì? Đừng quên thường xuyên truy cập trang chủ LandInfo.com.vn để tham khảo các thông tin hữu ích về bất động sản và đăng tin mua bán nhà đất chính chủ nếu có nhu cầu.