Nhà ống là gì? 05 lưu ý thiết kế, thi công nhà ống đẹp, tiết kiệm
Nhà ống là gì? Đây là một kiểu nhà được ứng dụng rất rộng rãi tại Việt Nam hiện nay, nhất là ở các khu vực đô thị. Đâu là những ưu - nhược điểm cũng như lưu ý cần nhớ khi thiết kế kiểu nhà này? Hãy cùng LandInfo tìm hiểu chi tiết ngay trong nội dung bài viết hôm nay:
- Nhà ống là gì?
- Ưu điểm của nhà ống
- Điểm hạn chế của nhà ống
- Cách phân loại nhà ống như thế nào?
- Cách thiết kế nhà ống sáng và thoáng mát
- Những lưu ý cần nhớ khi thiết kế và thi công nhà ống
- Các mẫu nhà ống được yêu thích nhất hiện nay
Nhà ống là gì?
Nhà ống là kiểu nhà có thiết kế tương thích với khu đất có chiều ngang nhỏ hẹp, chiều dài sâu vào phía trong. Nhìn từ trực diện, nhà ống có dạng như một hình chữ nhật thẳng đứng. Tại Việt Nam, đây là mẫu nhà được ưa chuộng và ứng dụng rất phổ biến tại các khu đô thị.
Không chỉ vậy, ở những khu vực nông thôn nhà ống cũng ngày càng được yêu thích. Lý do là vì nhà ống giúp tiết kiệm, sử dụng tối ưu diện tích đất xây dựng. Ngoài ra nhà ống có nhiều mẫu mã đẹp, tính ứng dụng cao, mang đến không gian sống đẹp hiện đại nhưng vẫn tiết kiệm được chi phí và diện tích đất xây dựng.
Ưu điểm của nhà ống là gì?
Việc thiết kế và ứng dụng mẫu nhà dạng ống mang đến 03 ưu điểm nổi bật:
- Nhà ống là mẫu nhà phù hợp với nhiều diện tích đất khác nhau. Đặc biệt tương thích với những khu đất có mặt tiền nhỏ hẹp ở các thành phố lớn.
- Đây là loại nhà có thiết kế vô cùng đơn giản nhưng vẫn đảm bảo được công năng sử dụng tối ưu. Nhờ đó có thể tiết kiệm được chi phí vật liệu, nhân công cũng như thời gian xây dựng.
- Tổng kinh phí xây dựng nhà ống dao động trong khoảng từ 400 triệu đến 1 tỷ đồng tùy diện tích đất. Mức kinh phí này là tối ưu hơn rất nhiều so với các mẫu nhà biệt thự, nhà cao tầng thông thường.
Điểm hạn chế của nhà ống là gì?
Tuy sở hữu rất nhiều ưu điểm nhưng nhà ống vẫn tồn tại một số khuyết điểm như sau:
- Nhà ống có đặc điểm là mặt tiền nhỏ nhưng cạnh bên sâu vào trong nên không gian bên trong nhà sẽ có phần hơi bí bách, thiếu sáng. Do đó cần có giải pháp lấy sáng và thông khí để cải thiện.
- Tại các khu đô thị, nhà ống thường được xây dựng san sát nhau nên sẽ khó trổ cửa sổ ở cạnh bên nhà. Thay vào đó, người ta thường áp dụng hệ thống cửa sổ trượt.
- Không gian bên trong nhà ống có đặc điểm dài nhưng hẹp. Do đó việc bố trí lối đi, sắp xếp đồ đạc cũng tương đối bất tiện.
- Để làm tăng diện tích sử dụng, các căn nhà dạng ống thường được thiết kế với nhiều tầng. Chính vì vậy, việc đi lại trong nhà cũng như dọn dẹp vệ sinh sẽ có phần bất tiện với trẻ nhỏ, người lớn tuổi.
Cách phân loại nhà ống như thế nào?
Tùy theo đặc điểm khu đất cũng như đặc điểm thiết kế, nhà ống sẽ được phân loại thành nhiều kiểu hình khác nhau:
Phân loại nhà ống theo phong cách thiết kế
Dựa theo phong cách thiết kế, nhà ống có thể được phân loại thành những dạng sau đây:
- Nhà ống phong cách hiện đại
- Nhà ống phong cách châu Âu
- Nhà ống phong cách cổ điển
- Nhà ống phong cách tân cổ điển
Phân loại nhà ống theo mặt tiền
Dựa trên số lượng mặt tiền sẽ có các loại nhà ống như sau:
- Nhà ống có 1 mặt tiền
- Nhà ống có 2 mặt tiền
- Nhà ống có 3 mặt tiền
Phân loại nhà ống theo diện tích mặt tiền và lô đất
Dựa theo kích thước mặt tiền và diện tích lô đất, sẽ có các dạng nhà ống:
- Nhà ống diện tích 4x15m, mặt tiền 4m
- Nhà ống diện tích 5x14m, mặt tiền 5m
- Nhà ống diện tích 6x13m, mặt tiền 6m
- Nhà ống diện tích 7x12m, mặt tiền 7m
Phân loại nhà ống theo thiết kế mái
Phần mái của nhà ống cũng thường được biến tấu đa dạng, tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu và phong cách gia chủ muốn hướng đến. Dựa theo thiết kế mái, nhà ống sẽ được phân loại như sau:
- Nhà ống mái thái
- Nhà ống mái tôn
- Nhà ống mái bằng
- Nhà ống mái lệch
Phân loại nhà ống theo số tầng được thiết kế
Dựa theo số tầng được thiết kế, ta có các kiểu nhà ống sau đây:
- Nhà ống gác lửng
- Nhà ống có 1 tầng lầu
- Nhà ống có 2 tầng lầu
- Nhà ống có 3 tầng lầu
- Nhà ống có 4 tầng lầu
- Nhà ống có 5 tầng lầu
Cách thiết kế nhà ống sáng và thoáng mát
Nhằm khắc phục những điểm hạn chế của nhà ống. Dưới đây, LandInfo sẽ chia sẻ đến bạn một số mẹo giúp thiết kế không gian nhà ống sáng và thoáng mát:
Thiết kế không gian mở để lấy ánh sáng cho nhà ống
Như đã đề cập đến, một nhược điểm lớn của nhà ống là do xây dựng trên các khu đất bề ngang hẹp, san sát các ngôi nhà khác nên tạo cảm giác khá ngột ngạt, thiếu sáng. Để khắc phục nhược điểm này, gia chủ nên cân nhắc thiết kế không gian mở để tạo cảm giác rộng và thoáng hơn.
Tối ưu diện tích sử dụng mọi ngóc ngách trong nhà ống
Sử dụng các loại kệ treo, kệ góc, tủ âm tường là cách giúp tối ưu diện tích sử dụng nhà ống hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn có tác dụng hỗ trợ gia chủ sắp xếp, bảo quản đồ dùng ngăn nắp, gọn gàng, làm đẹp thêm cho không gian sống.
Chia nhỏ không gian để tạo hiệu ứng rộng rãi
Việc chia nhỏ không gian sẽ giúp bạn sử dụng tối ưu từng phần diện tích bên trong căn nhà. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế sử dụng các loại tường hoặc vách ngăn vì chúng sẽ tạo cảm giác ngột ngạt, khó chịu. Thay vào đó, nên sử dụng các đồ dùng nội thất (kệ, tủ, sofa,...) sẽ có tính ứng dụng hơn.
Lựa chọn đồ nội thất phù hợp với diện tích và thiết kế
Với diện tích hạn chế, khi lựa chọn đồ nội thất cho nhà ống, bạn nên lưu ý lựa chọn đồ vật có kích thước vừa phải, cân đối với không gian căn nhà. Nên ưu tiên chọn những đồ vật có màu sáng sẽ giúp không gian có vẻ rộng và thoáng hơn.
Những lưu ý cần nhớ khi thiết kế và thi công nhà ống
Để đảm bảo quá trình thiết kế, thi công nhà ống diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, đạt đúng mục tiêu và tiến độ đề ra. Sau đây là những lưu ý khi xây nhà ống quan trọng mà gia chủ cần ghi nhớ:
Xác định rõ nhu cầu sử dụng nhà ống
Cách cải tạo nhà ống cũ cũng như thiết kế xây mới nhà ống tối ưu nhất là cần xác định rõ nhu cầu sử dụng, định hình các không gian chức năng của ngôi nhà (phòng khách, phòng ngủ, bếp ăn, bố trí nội thất,…) để kiến trúc sư tư vấn thiết kế tối ưu cho gia chủ. Do nhà ống có chiều ngang hẹp nên việc phân chia các phòng chức năng cần có sự tính toán kỹ lưỡng. Từ đó sẽ đưa ra được phương án thiết kế đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như cân bằng được các yếu tố tài chính, phong thủy, thông gió, ánh sáng,…
Quan tâm đến yếu tố phong thủy
Phong thủy là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi xây nhà. Bao gồm những vấn đề liên quan đến hướng nhà, vị trí cửa, màu sơn, bếp ăn, vị trí các phòng,… Theo quan niệm, ngôi nhà hợp phong thủy với bản mệnh của gia chủ sẽ mang lại nhiều điều may mắn, khí vận hanh thông cho gia đình.
Vì nhà hình ống thường chỉ có một mặt thoáng nên việc cân bằng giữa yếu tố phong thủy và chức năng sinh hoạt cần được đặc biệt quan tâm.
Thiết kế hòa hợp với cảnh quan
Thiết kế của nhà ống nên phù hợp với cảnh quan tổng thể. Nhà dạng ống thường nằm san sát, liền kề nhau, có khi nhà này chung tường với nhà khác. Nên khi thiết kế cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến các nhà xung quanh, hạn chế xảy ra các sự cố như thấm nước, nứt tường.
Cân nhắc làm giếng trời cho nhà ống
Với những ngôi nhà ống nằm tại khu vực đô thị, có mặt tiền hẹp, không gian bên trong thiếu sáng thì gia chủ nên cân nhắc thiết kế thêm giếng trời. Giếng trời là cách lấy ánh sáng cho nhà ống cũng như hỗ trợ thông gió đơn giản nhất. Ngoài ra, bộ phận kiến trúc này còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt và tạo điểm nhấn tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Hạn chế nhiều thay đổi trong quá trình thiết kế
Thiết kế của nhà ống cần đảm bảo 03 yếu tố quan trọng nhất là tính hợp lý, tính bền bỉ và sự an toàn. Trong quá trình thiết kế cũng như thi công, gia chủ nên hạn chế những thay đổi không cần thiết để tránh phát sinh thêm chi phí cũng như làm chậm tiến độ thi công.
Các mẫu nhà ống được yêu thích nhất hiện nay
Cùng tham khảo một số mẫu thiết kế nhà ống đẹp nổi bật đang rất thịnh hành và được yêu thích:
Như vậy với toàn bộ những thông tin được LandInfo cung cấp trong bài viết, hẳn bạn đã có thể tự mình giải đáp thắc mắc: Nhà ống là gì? Thường xuyên truy cập trang chủ của chúng tôi để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích chia sẻ kiến thức xoay quanh lĩnh vực bất động sản - phong thủy - thiết kế nhà ở nói chung cũng như đăng tin mua bán nhà đất chính chủ nếu có nhu cầu nhé.