Top 4 khu vực nên mua bán nhà đất tại Hà Nội
Nên mua bất động sản ở đâu tại Hà Nội sẽ đem lại cơ hội đầu tư lý tưởng? Thị trường mua bán nhà đất Hà Nội những năm gần đây được phân hóa một cách rõ rệt dựa trên các chính sách quy hoạch, đầu tư hạ tầng. Với bài viết sau đây, Landinfoxin gợi ý đến bạn top 4 khu vực nên mua bán nhà đất tại Hà Nội mang đến cơ hội đầu tư sinh lợi nhuận tốt:
- Mua bán nhà đất ở khu vực phía Đông Hà Nội
- Mua nhà đất ở khu vực phía Tây Hà Nội
- Mua nhà đất ở khu vực trung tâm Hà Nội
- Mua nhà đất ở vùng ven Hà Nội
Mua bán nhà đất ở khu vực phía Đông Hà Nội
Trong những năm gần đây, bất động sản phía Đông Hà Nội đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, giao thông, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư chỉn chu và hoàn thiện.
Các dự án mua bán nhà Hà Nội tại quận Long Biên đều có vị trí rất gần trung tâm Hà Nội. Sự ngăn cách với khu vực trung tâm bởi sông Hồng được rút ngắn bởi hàng loạt cây cầu mới. Các dự án khu đô thị Vincom village, Việt Hưng, Sài Đồng mọc lên dần giúp đổi mới bộ mặt bất động sản Long Biên.
Hệ thống giao thông thuận tiện, gần trung tâm Hà Nội là những lợi thế giúp bất động sản Long Biên tăng nhiệt dần. Môi trường sống trong lành, nhiều cây xanh cũng là một tài sản thiên nhiên quý giá được đánh giá cao tại khu vực này.
Nhận xét dựa trên tình hình hiện nay, các giao dịch tại khu vực khu Đông sẽ không tạo nên cơn sóng lớn vì sự phát triển của trung tâm thương mại hành chính khu vực này có phần hạn chế và quỹ đất không còn nhiều. Tuy nhiên, với chất lượng sống ổn định và mức giá vừa phải, bất động sản tại khu Đông nói chung và quận Long Biên nói riêng sẽ luôn có tính thanh khoản tốt.
Sau đây Landinfosẽ trình bày những thông tin cũng như một vài lý do chính trả lời cho câu hỏi vì sao nên mua bán nhà đất tại khu vực phía Đông Hà Nội:
- Phía Đông Hà Nội gồm những phường nào?
- Dân cư càng lúc càng đông
- Thị trường bất động sản ở phía Đông Hà Nội thu hút giới đầu tư nước ngoài
- Hạ tầng giao thông đã hoàn thiện, thuận lợi cho BĐS
Phía Đông Hà Nội gồm những phường nào?
Phía Đông Hà Nội bao gồm 2 quận huyện là quận Long Biên và huyện Gia Lâm, có các đơn vị hành chính cấp phường/ cấp xã trực thuộc như sau:
Quận Long Biên |
Huyện Gia Lâm |
|
|
Dân cư càng lúc càng đông
Theo Quy hoạch phân bố dân cư và quy hoạch đô thị mới thuộc khu vực sông Hồng đến năm 2030 do thành phố Hà Nội công bố, có ít nhất 215.000 dân thuộc 4 quận sau đây phải di chuyển ra ngoại thành, bao gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng. Làn sóng dịch chuyển mới này được kỳ vọng sẽ khiến nhu cầu bất động sản khu Đông tăng lên trong thời gian tới.
Trước làn sóng dịch chuyển này, khu Đông Hà Nội hiện đang là một trong những phương án được nhiều người nhắm đến. Sở hữu lợi thế về vị trí đắc địa, tiếp giáp với các tỉnh phía Bắc và các thủ phủ công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng ... với quỹ đất lớn để phát triển các dự án bất động sản hướng tới việc xây dựng những khu đô thị lớn, khu vực phía Đông của Hà Nội được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm tập trung nhiều dự án cao cấp dành cho cộng đồng chuyên gia.
Thị trường bất động sản ở phía Đông Hà Nội thu hút giới đầu tư nước ngoài
Gần đây, khu vực cửa ngõ phía Đông Hà Nội dần trở thành tâm điểm đầu tư mới và tăng trưởng vượt bậc nhờ sự đa dạng của phân khúc nhà ở.
Trong quý đầu tiên của năm 2021, các dự án bất động sản ở phía Đông Hà Nội chiếm 44% lượng bán mới trên toàn thị trường Hà Nội với các loại hình như căn hộ, biệt thự và nhà liền kề. Cùng năm, các quận phía Đông và phía Tây thủ đô tiếp tục thu hút nhiều dự án mới nhờ chính sách quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng, chiếm 77% nguồn cung mới trên thị trường Hà Nội.
Có thể nói, khu vực phía Đông Hà Nội đang phát triển đúng hướng trở thành khu dân cư hoàn chỉnh và đáng sống của thủ đô. Sự tăng trưởng ngoạn mục của thị trường bất động sản khu Đông Hà Nội trở thành xu hướng tất yếu nhờ các yếu tố: quy hoạch, hạ tầng và sự đầu tư hợp lý của các công ty bất động sản.
Hạ tầng giao thông đã hoàn thiện, thuận lợi cho BĐS
Những năm gần đây, khu Đông thành phố, bao gồm các quận Long Biên và huyện Gia Lâm, luôn dẫn đầu về lượng căn hộ sơ cấp được mở bán từ nhiều dự án của các “ông lớn” trong ngành bất động sản. Các công ty bất động sản danh tiếng nhất cả nước như Vingroup, Ecopark, Eurowindow, MIK Group, Him Lam… đều góp mặt tại thị trường bất động sản khu vực này.
Nhiều năm qua, thành phố Hà Nội và các nhà đầu tư bất động sản đã đổ vốn đầu tư hạ tầng giao thông khu vực, nhiều tuyến đường được mở rộng và xây mới. Hà Nội liên tục có kế hoạch xây dựng các cây cầu qua sông Hồng nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội hai bên sông.
Một trong những dự án được hưởng lợi từ hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ của khu vực là Vinhomes Ocean Park, siêu đô thị nằm cạnh đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Các dự án đầu tư hạ tầng giao thông sau khi được triển khai sẽ giúp cư dân của dự án rút ngắn gần 1 km so với tuyến đường hiện tại. Thời gian di chuyển từ Aeon Mall đến Vinhomes Ocean Park chỉ còn hơn 5 phút.
Mới đây, Vingroup cũng đã chủ động xin đầu tư xây dựng thêm hai cầu vượt tại nút giao giữa đường Đông Du - Dương Xá và đường song hành Hà Nội - Hải Phòng, cạnh Vinhomes Ocean Park. Sau khi hoàn thành, hai cây cầu hứa hẹn sẽ hình thành trục giao thông hiện đại, giúp phân bổ hợp lý các luồng phương tiện lưu thông từ các hướng qua nút giao thông này và kết nối hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh cho toàn bộ khu Đông.
Bên cạnh hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện, khu vực phía Đông Hà Nội có lợi thế về hạ tầng xã hội, với các trung tâm mua sắm lớn như Big C Long Biên, Aeon Mall, Vincom Megamall Ocean Park và Savico Megamall. Cùng với đó là hệ thống giáo dục từ cấp tiểu học lên đến đại học đúng chuẩn quốc tế như trường liên cấp Đoàn Thị Điểm, trường liên cấp Vinschool, VinUni, Đại học Y khoa Tokyo, Đại học Anh Quốc,…
Mua nhà đất ở khu vực phía Tây Hà Nội
Nhắc đến phía Tây Hà Nội, chúng ta thường nghĩ ngay đến cơn sốt bất động sản cách đây vài năm. Việc phát triển các làn đường giao thông về phía Tây tạo nên hàng loạt khu đô thị sầm uất. Cùng với đó, thị trường mua bán đất thổ cư quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm đang làm tăng sức nóng giao dịch. Trong những năm gần đây, khu Tây và Tây Nam luôn là khu có nguồn cung căn hộ lớn nhất, chiếm xấp xỉ 64% tổng nguồn cung.
Khu vực này cũng có nhiều lợi thế như: đường xá rộng rãi, quy hoạch đô thị ổn định, quỹ đất lớn, nhiều trung tâm hành chính trọng điểm… Với chất lượng cuộc sống tương đối ổn định, nhiều người chọn khu Tây làm nơi an cư ổn định cuộc sống. Mặc dù hiện nay còn nhiều bất cập trong quá trình xây dựng và phát triển các khu đô thị mới nhưng trong 5 đến 10 năm tới, khi hệ thống giao thông hoàn thiện, mật độ xây dựng ổn định thì chắc chắn bất động sản phía Tây vẫn sẽ luôn rất hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Dưới đây là những thông tin quan trọng về thị trường phía Tây có thể giúp nhà đầu tư cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng với câu hỏi nên mua bán nhà đất ở đâu tại Hà Nội:
- Phía Tây Hà Nội gồm những phường nào?
- Tiềm năng tăng giá bất động sản phía Tây Hà Nội khá lớn
- Cơ sở hạ tầng ở phía Tây Hà Nội được nâng cấp
- Hệ thống tiện ích, xã hội được đầu tư
- Nhiều dự án bất động sản được đầu tư
Phía Tây Hà Nội gồm những phường nào?
Khu Tây Hà Nội bao gồm các quận Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa, Cầu Giấy và bao gồm các phường:
Nam Từ Liêm |
Bắc Từ Liêm |
Thanh Xuân |
Hà Đông |
Đống Đa |
Cầu Giấy |
|
|
|
|
|
|
Tiềm năng tăng giá bất động sản phía Tây Hà Nội khá lớn
Quy hoạch chung của Hà Nội đề cập đến vấn đề quy hoạch thành phố nằm trong thành phố, coi phía Tây là một trong những “cực” phát triển chính.
Tại khu vực phía Tây Hà Nội, cư dân có thể tận hưởng toàn bộ hệ thống hạ tầng giao thông được nâng cấp và hoàn thiện, bao gồm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, Tố Hữu, Lê Văn Lương, đại lộ Thăng Long, Trung Văn, Lê Quang Đạo,...
Cư dân của “thành phố phía Tây” ngày nay không cần phải di chuyển hàng chục km để tiếp cận các tiện ích tại trung tâm thủ đô Hà Nội, bởi họ có vô vàn lựa chọn phục vụ cho các nhu cầu làm việc, học tập, mua sắm và chăm sóc sức khỏe vô cùng tiện lợi ngay tại nơi mình đang sinh sống. Một số tiện ích có thể liệt kê là: Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện 103, Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Chính sách Phát triển, Đại học Ngoại Thương,Sân vận động Mỹ Đình, Aeon Mall Hà Đông, khách sạn JW Marriott,...
Với triển vọng phát triển vượt trội, “thành phố phía Tây” còn có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư bất động sản. Những tên tuổi lớn nhất thị trường đã chọn nơi đây là điểm đến như An Lạc với An Lạc Green Symphony, Vingroup với hai dự án lớn Vinhomes Green Bay và Vinhomes Smart City, MIKGroup với The Matrix One, Him Lam với Him Lam Vạn Phúc,…
Trong hơn 5 năm qua, khu Tây luôn duy trì được nguồn cung căn hộ sơ cấp đáng kể. Bất động sản phía Tây cũng chứng tỏ là một khoản đầu tư hấp dẫn, có tiềm năng gia tăng giá trị theo thời gian. Trong tương lai, phía Tây sẽ luôn là khu vực có nguồn cung lớn trên thị trường Hà Nội, với 26.300 căn hộ trải đều 29 dự án, trong đó 81% là căn hộ loại B và 16% là căn hộ loại A.
Cơ sở hạ tầng ở phía Tây Hà Nội được nâng cấp
Hệ thống giao thông và các trục đường chính khu vực phía Tây Hà Nội đã được cải thiện mạnh mẽ và đang dần hoàn thiện. Bất động sản khu vực này đang dần nóng lên, giống như “thỏi nam châm” hút mạnh giới đầu tư nhờ sự “thay da đổi thịt” từng ngày của hạ tầng. Hàng loạt công trình, dự án về giao thông, cơ sở hạ tầng,... liên tục được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn xã hội hóa với hạn mức lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Trong số đó, phải kể đến dự án thi công tuyến hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3 với tổng đầu tư lên đến 700 tỷ đồng hứa hẹn giải quyết dứt điểm hiện trạng ùn tắc tại nút giao thông này.
Nhờ quỹ đất lớn, hạ tầng quy hoạch đồng bộ, quy tụ nhiều dự án bất động sản quy mô lớn nên nhà đầu tư và khách hàng mua để ở càng thêm tin tưởng và tiếp tục tham gia thị trường. Giá trị bất động sản khu Tây hiện tại có tiềm năng sinh lời rất lớn trong tương lai vì khu vực này hứa hẹn sẽ có tính thanh khoản cao.
Hệ thống tiện ích, xã hội được đầu tư
Không chỉ sở hữu hạ tầng giao thông phát triển, khu vực phía Tây Hà Nội còn là nơi hội tụ nhiều dịch vụ tiện ích đáp ứng nhu cầu cuộc sống. Cụ thể, nó là:
- Trường học quốc tế, trường trọng điểm: xây dựng hệ thống giáo dục uy tín, chất lượng.
- Bệnh viện tuyến đầu, bệnh viện tuyến trung ương: đảm bảo sức khỏe cho mọi cư dân.
- Siêu thị, trung tâm thương mại lớn: tạo không gian mua sắm, giải trí cho trải nghiệm sống trọn vẹn hơn.
- Các tòa nhà cao tầng, khu phức hợp đầy đủ tiện nghi và hệ thống khách sạn 5 sao: nơi tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Không thể phủ nhận rằng bất động sản phía Tây Hà Nội hiện đang là biểu tượng cho tốc độ phát triển của thủ đô nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Chính vì vậy, các dự án thuộc lĩnh vực này thu hút một lượng lớn cư dân có tiềm lực tài chính dồi dào đến định cư, góp phần gia tăng giá trị của phân khúc.
Không chỉ xây dựng một cộng đồng dân cư văn minh, khu vực phía Tây còn thu hút làn sóng cư dân nước ngoài là các doanh nhân, chuyên gia đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp hoặc đa quốc gia. Nơi đây chủ yếu tập trung giới doanh nhân, tri thức và giới thượng lưu. Cuộc sống nơi đây không chỉ thuận tiện về kết nối mà đồng thời họ còn được hưởng những dịch vụ tiện ích với chất lượng hàng đầu đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Nhiều dự án bất động sản được đầu tư
Với nhiều tiềm năng được khai phá, cũng như sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, phía Tây Hà Nội đang chứng kiến sự đổ bộ của hàng loạt các doanh nghiệp đứng đầu lĩnh vực bất động sản. Đó vừa là minh chứng rõ ràng nhất cho sự trỗi dậy của vùng đất này, vừa là động lực thu hút nhiều dự án đầu tư trong tương lai.
Một số dự án được đầu tư xây dựng bởi các tên tuổi lớn đang rất được quan tâm săn đón tại khu vực này phải kể đến như: Ciri An Khánh, Vinhomes An Khánh, Hinode Royal Park, Khu đô thị Splendora An Khánh và Lideco - Bắc Quốc lộ 32,...
Chính nhờ những dự án được triển khai và đầu tư, đi kèm với tiện ích đồng bộ đã góp phần thay đổi diện mạo khu Tây, khiến không chỉ các nhà đầu tư lớn, mà cả những ai có số vốn tầm trung cũng muốn tìm hiểu nhằm tìm kiếm cho mình một cơ hội. Các chuyên gia bất động sản nhận định: Việc đầu tư vào khu Tây Hà Nội sẽ là cơ hội tốt dành cho những ai biết nhìn nhận thời thế vì chỉ trong 3 năm nữa, nơi đây sẽ là khu vực sôi động nhất của thủ đô. Khi đó, giá mua bán nhà đất sẽ không còn “mềm” để các nhà đầu tư nhỏ lẻ chen chân vào.
Mua nhà đất ở khu vực trung tâm Hà Nội
Hội tụ đầy đủ các điều kiện về trung tâm chính trị, hành chính, thương mại, giáo dục, y tế và nhà ở, khu vực trung tâm thủ đô luôn đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, giá thành cao cùng hệ thống đường ngõ hẹp cũng là một nhược điểm khiến nhiều người đắn đo trước quyết định mua bán nhà đất tại khu vực trung tâm Hà Nội.
Sau đây là 2 ưu điểm lớn giúp bất động sản tại trung tâm Hà Nội luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư:
- Tiềm năng phát triển bất động sản trung tâm Hà Nội rất lớn
- Hạ̣ tầng cực kỳ phát triển
Tiềm năng phát triển bất động sản trung tâm Hà Nội rất lớn
Khả năng kết nối và giá trị đất đai của Thủ đô đang được cải thiện nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng. Theo tìm hiểu thị trường, trong khi TP.HCM là thị trường rất được quan tâm thì Hà Nội lại có sức hấp dẫn nhất định nhờ sự phát triển hạ tầng nhanh chóng với hệ thống metro, cầu và đường quanh thành phố.
Nguồn cung các dự án bất động sản hiện đại tại thủ đô ngày càng tăng, và nhiều chủ đầu tư trong nước đang tích cực tập trung cung cấp bất động sản đạt tiêu chuẩn quốc tế trên thị trường.
Thủ đô Hà Nội đang có một điều kiện vô cùng thuận lợi, có thể nói chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa để thị trường bất động sản phát triển bền vững. Đặc biệt, thị trường bất động sản Hà Nội được hưởng lợi rõ ràng từ dân số hơn 8,1 triệu người và nền kinh tế. Tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,2%, cao hơn mục tiêu năm 2019 của Chính phủ là 6,6% đến 6,8%. Doanh thu bán lẻ đạt 163 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2019, Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản hợp tác với Tập đoàn BRG của Việt Nam để phát triển thành phố thông minh rộng 272 ha tại huyện Đông Anh, phía Bắc khu đô thị trung tâm. Ngoài ra, một nhà ga mới cũng được xây dựng gần dự án do tuyến tàu điện số 2 từ trung tâm Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài sẽ đi qua địa điểm này.
Thị trường bất động sản tại khu vực trung tâm Hà Nội thu hút sự quan tâm của nhiều chủ đầu tư nước ngoài: Gaw Capital Partners, CapitaLand, Keppel Land, Hongkong Land và Mistsubishi Estate.
Dân số ngày càng tăng cũng góp phần quan trọng làm tăng nhu cầu về các dự án nhà ở tại Hà Nội. Số lượng căn bán được tăng 26% lên gần 40.000 căn vào năm 2019, với 37.700 căn mới được chào bán. Mặt bằng giá tại Hà Nội được nhận định sẽ thấp hơn Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30%. Nguồn cung biệt thự và nhà liền kề mới đã hạn chế trong năm ngoái, nhưng dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong hai năm tới.
Hạ̣ tầng cực kỳ phát triển
Thành phố hiện có 23.272,86 km đường bộ, có sân bay quốc tế Nội Bài; mạng lưới đường sắt quốc gia; đường thủy trên các tuyến: sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Cầu, sông Công,...
Toàn thành phố có khoảng 6,4 triệu phương tiện (5,6 triệu xe máy, 685.000 ô tô các loại); chưa kể khoảng 1,2 triệu lượt phương tiện từ các tỉnh, thành phố thường xuyên lưu thông qua đây. Với mạng lưới giao thông như vậy, Hà Nội có lợi thế phát triển vận tải đa dạng trong lĩnh vực vận tải hàng hóa và hành khách.
Hạ tầng giao thông đường bộ hiện là một trong những thế mạnh của Hà Nội với 11 tuyến đường vành đai, trục hướng tâm xuyên thành phố. Trong đó, có 7 tuyến hướng tâm và 3 tuyến vành đai với tổng chiều dài 129,5 km; 1 Đường cao tốc Tây Bắc - Quốc lộ 5 dài 35 km.
Mua nhà đất ở vùng ven Hà Nội
Bên cạnh sức hấp dẫn của thị trường bất động sản khu vực phía Đông, khu vực phía Tây và khu trung tâm thành phố.
Bất động sản ở vùng ven Hà Nội cũng có những ưu thế và tiềm năng nhất định, xứng đáng được cân nhắc và lựa chọn đầu tư:
- Tiềm năng tăng nhà đất vùng ven Hà Nội là rất lớn
- Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thu hút những nhà đầu cơ
Tiềm năng tăng nhà đất vùng ven Hà Nội là rất lớn
Sau khi Hà Nội công bố thông tin quy hoạch và đề xuất chuyển địa giới hành chính, giá đất tại các dự án ven đô Hà Nội đã tăng chóng mặt. Ngay khi dịch bệnh dần được kiểm soát, đất nền ven đô Hà Nội một lần nữa được giới đầu tư săn lùng.
Toàn huyện Mê Linh có khoảng 50 dự án tập trung ở các xã/ thị trấn dọc đại lộ Võ Văn Kiệt như thị trấn Quang Minh, xã Đại Thịnh, Tiền Phong, Thanh Lâm và Tráng Việt. Sau khi quy hoạch chung được phê duyệt, các chủ đầu tư như Cienco 5, Minh Giang và Tổng công ty HUD đồng loạt triển khai hạ tầng và xây dựng nhiều dự án chung cư khiến thị trường bất động sản Mê Linh khởi sắc trở lại. Cùng với đó, nhiều công ty bất động sản lớn như FLC đang nghiên cứu quy hoạch xây dựng khu đô thị để thu hút người dân và nhà đầu tư.
Các dự án của Mê Linh có lợi thế là đã được phê duyệt quy hoạch, chủ đầu tư đã giải phóng mặt bằng xong, thủ tục pháp lý và nghĩa vụ tài chính “sạch”. Một điểm tích cực nữa là mặt bằng giá đất ở mức thấp so với các khu vực khác của Hà Nội nên biên độ tăng giá là rất lớn. Chẳng hạn, tại huyện Gia Lâm, giá đất ở đô thị được ấn định ở ngưỡng 70 - 80 triệu đồng / m2, nhưng tại Mê Linh, giá đất nền, biệt thự chỉ quanh ngưỡng 22 - 28 triệu đồng / m2.
Lý giải vì sao đất ven Hà Nội thu hút nhiều nhà đầu tư, các chuyên gia bất động sản cho rằng, hiện nay, trước sự phát triển vượt bậc của hạ tầng giao thông, người dân có xu hướng tìm kiếm một cuộc sống xanh, tốt hơn với không gian thoáng đãng ở các đô thị ngoại thành. Chính vì điều này mà vùng ven hiện nay xuất hiện nhiều khu đô thị lớn.
Thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội thu hút những nhà đầu cơ
Kết quả khảo sát giá đất trên địa bàn huyện Đông Anh cho thấy, tình trạng đầu cơ đất diễn ra khá phổ biến. Đất đai đa phần là mua đi bán lại kiếm lời chứ không mua đất xây nhà. Hàng chục cuộc đấu giá đất ở Đông Anh hiện nay là một ví dụ. Hầu hết đều đã xây dựng cơ sở hạ tầng, đấu giá xong từ 1-3 năm trước nhưng đến nay vẫn không thay đổi.
Dấu hiệu đầu cơ tăng giá đột biến cũng được phản ánh tại nhiều dự án bất động sản lớn. Một dự án lớn ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) đủ điều kiện mở bán hàng trăm căn biệt thự, nhưng chủ đầu tư chỉ phân phối nhỏ giọt, vài chục lô hoặc căn hộ một lúc thông qua trao đổi, tạo ra sự khan hiếm giả tạo nhằm đưa giá bán lên càng cao. Một số dự án yêu cầu người mua đặt cọc thiện chí trước khi mở bán, thực chất đây là chiêu trò đo lường nhu cầu của người mua nhằm dễ bề “hét giá”.
Một trong những nguyên nhân tạo điều kiện cho tình trạng đầu cơ khiến giá đất bùng nổ là do nguồn cung bất động sản bình dân, nhà ở xã hội triển khai quá chậm. Nhiều dự án bất động sản ở Đông Anh vướng công tác giải phóng mặt bằng, nhất là trong thời gian thu hồi đất giao cho thành phố đấu thầu, đất công, đất ở của người dân để triển khai dự án. Các nhà đầu tư tại vùng ven Hà Nội vẫn đang nghiên cứu thị trường nhằm phát triển các dự án mới vì khi nguồn cung nhà dự án tăng lên thì có thể sẽ giảm thiểu được tình trạng ôm đất đầu cơ như hiện nay.
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn cho mình, nhằm cân nhắc và đưa ra lựa chọn đúng đắn, phù hợp đối với câu hỏi nên mua bán nhà đất ở đâu tại Hà Nội. Ngoài ra, cần phải xem xét thêm kinh nghiệm mua bán nhà đất tại Hà Nội trước khi quyết định.
Hãy tham khảo nhiều hơn các tin đăng bất động sản chính chủ tại Landinfo để có cho mình những nhận định đầu tư hợp lý nhé!