Nhà phố là một phân khúc đầu tư bất động sản có giá trị khá cao và vô cùng tiềm năng nên rất được quan tâm, ưa chuộng tại các thành phố lớn. Với bài viết hôm nay, Landinfo.com.vn sẽ cung cấp những thông tin chi tiết xoay quanh nhà phố là gì, bao gồm các nội dung chính:
Nhà phố được hiểu đơn giản là nhà ở được xây dựng tại trung tâm thành phố. Diện tích nhỏ, chiều ngang hẹp – chiều sâu dài. Mặt tiền tiếp giáp với đường phố, hai bên sát tường nhà liền kề. Bếp, phòng ăn, phòng ngủ đầy đủ công năng và nhìn chung được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, tiện nghi.
Hiện nay, một số khu đô thị đã định hướng các công trình nhà phố có diện tích, phong cách thiết kế và bài trí tương đồng, tạo nên tính thẩm mỹ thống nhất cho khu đô thị.
Nhà phố là loại hình bất động sản có nguồn cung sơ cấp vô cùng khan hiếm. Trong năm 2020, nguồn cung nhà phố tại TPHCM đạt 1200 căn, giảm 6% theo năm. Tại Hà Nội, nguồn cung sụt giảm một cách khá rõ ràng, giảm đến 76% theo năm do ảnh hưởng từ các đợt dịch COVID. Trên phương diện đánh giá tiềm năng phát triển và xu hướng thị trường, đầu tư vào phân khúc nhà phố tại TPHCM được cho là khả quan, nhiều triển vọng hơn vì có nhiều dự án hoạt động khả quan. Theo dự kiến, đến năm 2023, phân khúc này tại TPHCM sẽ đón nhận 19,000 sản phẩm mới.
Vì có những đặc thù riêng nên nhà phố cũng có những ưu nhược điểm khác biệt với những ngôi nhà truyền thống mà khi mua bán cần lưu ý:
Cụ thể như sau:
Một điều chắc chắn rằng, một số ưu điểm của nhà phố mà nhà truyền thống không thể đáp ứng được, đó là:
Bên cạnh các ưu điểm, thì hạn chế của nhà phố là gì?
Tuy nhiên, hạn chế của nhà phố cũng xuất phát từ việc ở vị trí trung tâm. Một số hạn chế mà bạn cần cân nhắc khi lựa chọn mua bán nhà đất tại vùng trung tâm thành phố:
Bên cạnh nhà phố, có thể bạn sẽ quan tâm đến các loại hình bất động sản khác được giới thiệu tại Landinfo.com.vn!
Sau khi định nghĩa nhà phố là gì cũng như các ưu điểm và hạn chế của nhà phố, chúng ta sẽ cùng phân loại các loại hình nhà phố phổ biến hiện nay ngay phần bên dưới!
Trên thực tế có 4 loại hình nhà phố phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên bạn đã nắm được điểm giống và khác nhau giữa các dạng nhà phố là gì chưa? Hãy cùng Landinfotìm hiểu thông tin chi tiết về các loại hình nhà phố sau đây:
Cụ thể ta có:
Nhà phố liền kề là kiểu nhà phố có thiết kế và kiến trúc công trình tương tự nhau, được xây dựng san sát nhau. Điều này giúp tạo nên một khối kiến trúc tổng thể thống nhất.
Loại hình nhà phố liền kề này sẽ luôn gắn liền với các khu phức hợp như khu thương mại, khu vui chơi, trung tâm mua sắm như một đô thị thu nhỏ nhưng rất sống động, hiện đại và thiết thực. Chính sự thuận tiện này đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho những người sinh sống tại nơi đây.
Nhà phố thương mại, tiếng anh là Shophouse, là loại hình bất động sản phục vụ cho 2 nhu cầu, để ở và để kinh doanh.
Nhà phố thương mại thường được thiết kế từ 2 tầng trở lên và nằm gần các trục đường lớn giúp cho việc kinh doanh buôn bán được thuận lợi hơn. Loại hình nhà phố thường thấy ở những khu dân cư đông đúc, nơi sẽ tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh buôn bán sầm uất, không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn nâng cao mức sống của người dân.
Nhà phố sân vườn là loại hình bất động sản được thiết kế với sự kết hợp của nhà phố và sân vườn, giúp tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho gia chủ.
Ở kiểu nhà phố này, các kiến trúc sư thường bày trí sân vườn ở tầng trệt hoặc tầng thượng. Không khí trong lành và cảnh quan xanh mát sẽ là điểm cộng giúp mẫu nhà này gây được ấn tượng trong những thành phố đông đúc hiện nay.
Nhà phố xanh là loại hình bất động sản nhà phố được thiết kế và xây dựng bằng những vật liệu gần gũi với thiên nhiên nhưng có giá thành vừa phải, độ bền cao theo phong cách thân thiện với môi trường.
Đây là là nơi ở lý tưởng đối với những gia đình có trẻ nhỏ hoặc người cao niên vì mang đến không gian sống trong lành, thoáng mát, rất có lợi cho sức khoẻ của nhóm đối tượng này.
Đến đây bạn đã nắm được sự khác nhau giữa các loại hình nhà phố là gì. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ so sánh giữa nhà phố với căn hộ chung cư, từ đó hỗ trợ cho việc ra quyết định nên mua bán nhà phố hay mua bán căn hộ được chính xác nhất!
Nhà phố giống và khác căn hộ ở điểm nào? Tuy có một vài điểm chung nhưng đi sâu về chi tiết thì hai loại hình này đều có những đặc điểm riêng trong lối thiết kế, công năng sử dụng cũng như giá trị đầu tư. Dưới đây là so sánh nhà phố và căn hộ thông qua các yếu tố:
Trên đây là một số so sánh giữa nhà phố và căn hộ, hy vọng sẽ giúp bạn có nhiều cơ sở hơn khi quyết định nên mua nhà phố hay mua bán căn hộ chung cư. Vậy, nếu lựa chọn mua nhà phố thì cần phải lưu ý những gì? Tiếp theo, chúng ta sẽ bàn về các lưu ý khi mua nhà phố ngay bên dưới!
Những lưu ý cần nhớ khi mua nhà phố là gì? Sau đây là những ghi nhớ quan trọng xoay quanh việc tìm – chọn mua nhà phố được Landinfo.com.vntổng hợp, hãy cùng tham khảo để cân nhắc và đưa ra những quyết định hợp lý nhé:
Cụ thể như sau:
Không riêng gì nhà phố, bất kỳ quyết định đầu tư vào loại hình sản phẩm nào cũng cần có sự suy nghĩ kỹ lưỡng, đừng bao giờ vội vã xuống tiền theo cảm tính. Nhiều người khi tìm được căn nhà ưng ý đã vội đặt cọc tiền hoặc vì sợ mất cơ hội nên muốn chốt giao dịch nhanh chóng. Hãy tập thói quen suy nghĩ tích cực rằng nếu bạn chưa mua được nhà thì vẫn còn rất nhiều ngôi nhà phù hợp khác đang chờ bạn.
Việc để lợi nhuận che mờ mắt hay tâm lý sốt sắng, vội vã rất dễ đẩy nhà đầu tư vào bẫy giao dịch, nhất là cơn sốt ảo hay cò mồi thổi giá. Ngược lại, nếu bạn cảm thấy bối rối, ngần ngại về ngôi nhà mình đang xem, hãy tạm gác nó sang một bên và tìm kiếm những mục tiêu mới. Thị trường vốn rất đa dạng, vì vậy đừng “dại dột” vội vàng “chốt đơn” ngay đối với một tài sản có giá trị cao như thế này chỉ qua vài lần xem xét.
Dù thị trường giao dịch nhà phố có đang nóng sốt thì bạn cũng phải bình tĩnh và giữ một “cái đầu lạnh”. Vì giai đoạn thị trường sôi động nhất là thời điểm tồi tệ nhất để giao dịch bất động sản nói chung và nhà phố nói riêng. Nguyên nhân chính là do cơn sốt ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý người bán và người mua, phần thì đội giá lên vô tội vạ, phần thì “chốt đơn” vội vã vì sợ hết phần. Do đó việc tránh mua nhà trong thời điểm thị trường đang “sốt cao” đồng nghĩa với việc tránh được nhiều rủi ro.
Việc xác định rõ mục tiêu, nhu cầu và khoanh vùng khu vực muốn mua nhà phố sẽ giúp việc đầu tư của bạn trở nên có sự chọn lọc và khoa học, hệ thống, hiệu quả hơn hẳn. Hãy nhớ rằng, tầm bắn càng hẹp thì khả năng bắn trúng mục tiêu càng cao, càng chính xác và rõ ràng.
Việc xác định vị trí khu vực muốn mua nhà phố là gì giúp nhà đầu tư nắm được những kiến thức cơ bản về giá cả, tính năng, tính pháp lý tại địa phương đó. Nhà phố là loại hình sản phẩm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của thổ nhưỡng nên với mỗi khu vực thì nhà được xây dựng nên sẽ có những đặc điểm riêng về kiến trúc.
Trước khi mua nhà phố, các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên tham quan nhà ít nhất 3 lần, trên 10 căn nhà phố rồi mới bắt đầu suy nghĩ lựa chọn và đưa ra quyết định xuống tiền. Việc tìm kiếm, thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết để thuận tiện so sánh và cân nhắc là vô cùng cần thiết. Thông qua sàng lọc, so sánh, nhà đầu tư sẽ có thêm dữ liệu để xem xét, đánh giá mức độ phù hợp với nhu cầu của mình, đồng thời xác định mức chênh lệch về giá của ngôi nhà so với mặt bằng chung có quá lớn hay không.
Nhiều người muốn tự tìm mua nhà phố, tự làm mọi việc, nhưng với giới đầu tư bất động sản, họ luôn nắm rõ nguyên tắc và biết “cậy nhờ” môi giới để giúp quá trình mua bán diễn ra nhanh chóng, tiện lợi nhất cho mình.
Chuyên viên môi giới nhà phố đều am hiểu luật và am hiểu ngành, có danh sách giỏ hàng từ vài chục đến vài trăm sản phẩm gợi ý ở nhiều vị trí khác nhau, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đầu tư. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức tìm kiếm của nhà đầu tư trong khi khả năng tiếp cận sản phẩm phù hợp sẽ càng trở nên phong phú hơn. Môi giới nhận định giá nhà ở ngưỡng cao, thấp hay hợp lý, giúp nhà đầu tư có thêm dữ liệu để cân nhắc, lựa chọn.
Đối với bất động sản giá trị lớn như nhà phố, nhà đầu tư nên sử dụng dịch vụ thẩm định giá. Nếu việc này được thực hiện một cách bài bản sẽ giúp cung cấp cả khung giá, tiềm năng và đặc điểm cấu trúc của nhà phố đồng thời đảm bảo các thông số bố trí chính xác. Lúc này, khả năng mua được sản phẩm tốt của người mua sẽ lớn hơn.
Trong trường hợp nhà đầu tư không có thời gian chờ đợi để đi đến các công ty thẩm định giá chuyên nghiệp hoặc dịch vụ thẩm định giá của ngân hàng thì cũng cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia bất động sản.
Ngoài việc xác định khu vực muốn mua, nhà đầu tư nên phân tích kỹ lưỡng vị trí vì đây sẽ là yếu tố ảnh hưởng lớn đến tiềm năng và sức bật lâu dài của ngôi nhà. Tuy trong cùng một khu vực nhưng ở một nơi khác nhau nên giá trị cũng khác nhau.
Đặc biệt, khi lựa chọn vị trí nhà phố để kinh doanh thương mại, nhà đầu tư cần cân nhắc các tiêu chí sau:
Ngoài hoạt động ở góc độ giá trị tiện ích, những căn nhà phố có vị trí đẹp luôn có xu hướng tăng giá theo thời gian. Nếu bạn là người có ý định đầu tư lâu dài thì nên suy nghĩ kỹ không chỉ về những lợi thế hiện tại mà còn dựa trên khả năng phát triển trong tương lai của ngôi nhà.
Khi tìm hiểu về các lưu ý khi mua nhà phố, thì giao thông và an ninh là điều không thể bỏ sót. Ưu tiên những nơi có hạ tầng giao thông đồng bộ, thuận tiện đi lại, có các dịch vụ công cộng xung quanh như siêu thị, khu vui chơi, trường học, bệnh viện, ngân hàng,… Kết cấu và thiết kế của ngôi nhà cần phải hài hòa với công năng và nhu cầu sử dụng, dễ sửa chữa, bảo dưỡng.
Định giá theo nhân khẩu học thường được áp dụng trong trường hợp nhà đầu tư mua hay thuê nhà phố để kinh doanh, đầu tư sinh lời; thì nhóm nhân khẩu học trong khu vực là khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ mà bạn cung cấp. Nói cách khác, bạn cần tìm hiểu rõ thị trường, xác định đối tượng khách hàng tiềm năng để hướng đến.
Khi xem xét các tiêu chí nhân khẩu học, bạn nên xem xét những điều sau:
Trường hợp nhà đầu tư mua nhà phố tại các dự án khu dân cư, khu đô thị được quy hoạch bài bản. Nhà phố dự án thường có lợi thế về thiết kế, khoa học, tiềm năng sinh lời. Tuy nhiên, cần lưu ý khi lựa chọn dự án và chủ đầu tư, chỉ nên xuống tiền khi đã trực tiếp tham quan và thấy chủ đầu tư đó có năng lực và uy tín trên thị trường.
Dù là dự án nhà phố hay bất kỳ loại hình nào khác thì nhà đầu tư cũng nên suy nghĩ kỹ. Lưu ý, kiểm tra kỹ nội dung của các loại giấy phép, sơ đồ trang web, các ghi chú khác và nội dung trang bổ sung. Đây là những chi tiết nhỏ nhưng chứa đựng nhiều thông tin quan trọng, nếu không cẩn thận chúng ta rất dễ gặp phải tranh chấp, lừa đảo.
Loại hình nhà phố xây sẵn được xây dựng liền kề với nhiều căn sẽ thường có chung giấy chứng nhận quyền sở hữu (đồng sở hữu). Theo đó, các quyền mua bán và thế chấp sẽ có sự ràng buộc về giá trị pháp lý. Trước khi đặt bút ký vào hợp đồng giao dịch, bạn cần phải kiểm tra xem:
Nhà đầu tư có thể lấy thông tin từ Uỷ ban nhân dân thành phố, quận, huyện, xã, tổ trưởng tổ dân phố hoặc hỏi hàng xóm bên cạnh tìm hiểu càng sớm càng tốt; kết hợp với thông tin do người bán cung cấp.
Khi mua nhà phố, trước tiên cần chú ý xem xét và đánh giá chất lượng của nội thất trong nhà như tường nhà, hệ thống điện nước, thiết bị vệ sinh,…. Ngoài ra, hãy yêu cầu chủ sở hữu cung cấp bất kỳ thông tin bổ sung nào cần thiết, làm rõ các vấn đề: Đường dây điện trong nhà là dạng nổi hay âm tường, hệ thống nước sử dụng là nước máy hay nước giếng, chi phí điện nước là bao nhiêu?
Nếu có thể, hãy xem xét kỹ bản vẽ của ngôi nhà, kiểm tra với phòng quản lý đô thị xem nhà đã sửa chữa hay chưa, giấy phép xây dựng có hợp lệ không, nhà phố có được thiết kế và xây đúng với số tầng quy định hay không và chiều cao có giới hạn hay không,…
Nhà phố xây sẵn đã có hình thức hoàn thiện, tuy nhiên đây cũng là điểm bất lợi trong quá trình sửa chữa nếu người mua muốn thay đổi. Vì vậy cần ưu ái lựa chọn những ngôi nhà ít lỗi nhất, đặc biệt là không phạm phải những điều cấm kỵ trong phong thủy. Bên cạnh việc lựa chọn hướng tùy theo tuổi, xem tứ trụ, địa thế thì các chi tiết nhỏ như cách bố trí phòng ốc, hệ thống cửa,… cũng nên được kiểm tra cẩn thận.
Đọc thêm về: Cách xem tứ trụ
Trong quá trình mua bán, sử dụng nhà phố, chủ sở hữu, nhà đầu tư sẽ có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc cần được giải đáp. Cùng tìm hiểu ngay những thắc mắc thường gặp nhất về nhà phố là gì và câu trả lời ra sao thông qua các nội dung:
Câu trả lời chi tiết như sau:
Khi sửa chữa nhà phố cần phải xin giấy phép xây dựng trước khi tiến hành sửa chữa, vì việc sửa chữa của bạn có thể làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài, công năng sử dụng và độ an toàn của công trình.
Hồ sơ xin giấy phép bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở.
2. Bản sao có công chứng, chứng thực đối với tất cả các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
3. Hai bộ bản vẽ hiện trạng các phòng và các hạng mục công trình cần cải tạo có tỷ lệ tương ứng với báo cáo bản vẽ trong hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh (10×15 cm) hiện trạng của các công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
Vậy là bạn đã biết được hồ sơ xin giấy phép sửa chữa nhà phố gồm những gì. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quy định khoảng cách giữa nhà phố liền kề là bao nhiêu nhé!
Yêu cầu về khoảng cách đối với nhà phố liền kề được quy định bởi tiêu chuẩn thiết kế do Sở Xây dựng ban hành, trong đó nêu rõ:
Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về định nghĩa nhà phố là gì, phân loại, so sánh và những lưu ý quan trọng để mua bán nhà phố.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích bạn trong quá trình thực hiện mua bán nhà phố, mua bán căn hộ nói riêng và mua bán nhà đất nói chung. Nếu cần mua hoặc bán nhà đất hãy sử dụng dịch vụ đăng tin bán nhà tại Landinfo.com.vnnhé!
{ "@context": "https://schema.org", "@type": "FAQPage", "mainEntity": [{ "@type": "Question", "name": "Nhà phố là gì?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Nhà phố được hiểu đơn giản là nhà ở được xây dựng tại trung tâm thành phố. Diện tích nhỏ, chiều ngang hẹp – chiều sâu dài. Mặt tiền tiếp giáp với đường phố, hai bên sát tường nhà liền kề. Bếp, phòng ăn, phòng ngủ đầy đủ công năng và nhìn chung được xây dựng theo lối kiến trúc hiện đại, tiện nghi.
Hiện nay, một số khu đô thị đã định hướng các công trình nhà phố có diện tích, phong cách thiết kế và bài trí tương đồng, tạo nên tính thẩm mỹ thống nhất cho khu đô thị.
Nhà phố là loại hình bất động sản có nguồn cung sơ cấp vô cùng khan hiếm. Trong năm 2020, nguồn cung nhà phố tại TPHCM đạt 1200 căn, giảm 6% theo năm. Tại Hà Nội, nguồn cung sụt giảm một cách khá rõ ràng, giảm đến 76% theo năm do ảnh hưởng từ các đợt dịch COVID. Trên phương diện đánh giá tiềm năng phát triển và xu hướng thị trường, đầu tư vào phân khúc nhà phố tại TPHCM được cho là khả quan, nhiều triển vọng hơn vì có nhiều dự án hoạt động khả quan. Theo dự kiến, đến năm 2023, phân khúc này tại TPHCM sẽ đón nhận 19,000 sản phẩm mới.
" } },{ "@type": "Question", "name": "Các loại hình nhà phố?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Trên thực tế có 4 loại hình nhà phố phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên bạn đã nắm được điểm giống và khác nhau giữa các dạng nhà phố là gì chưa? Hãy cùng Landinfotìm hiểu thông tin chi tiết về các loại hình nhà phố sau đây: