Khu đô thị đáng sống biến thành “khó sống”

Ban nội dung
Được đăng bởi LandInfo
Nội dung

    Khu đô thị từng nhận giải khu đô thị kiểu mẫu giờ đã trở nên “khó sống” với quy hoạch đô thị méo mó, áp lực hạ tầng, dân sinh chen chúc với kẹt xe, thiếu trường học.

    Việc điều chỉnh quy hoạch là một trong những quy định cần thiết để các quy hoạch sát với thực tế nhất, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, chính sách này đang bị lợi dụng để trục lợi cho một bộ phận người dân, phá vỡ quy hoạch và gây áp lực lên hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội. Đây là những biểu hiện của tư lợi và tham nhũng chính trị.

    Khu đô thị đáng sống biến thành “khó sống”

    Khu đô thị từng nhận giải khu đô thị kiểu mẫu giờ đã trở nên “khó sống” với quy hoạch đô thị méo mó, áp lực hạ tầng, dân sinh chen chúc với kẹt xe, thiếu trường học.

    Được phong tặng danh hiệu khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của thủ đô Hà Nội, nhưng những năm gần đây, khu đô thị Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) trở nên “khó sống” khi điều kiện kỹ thuật, giao thông và hạ tầng xã hội còn kém, quá tải và ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

    “Cha đẻ” bất lực nhìn khu đô thị Linh Đàm trở thành “đứa con hư”

    ông Đỗ Viết Chiến, nguyên Cục trưởng Cục Phát triển đô thị; Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam - “cha đẻ” đồ án quy hoạch Linh Đàm cho rằng, khu đô thị Linh Đàm đang méo mó, không còn giống quy hoạch ban đầu, mục tiêu xây dựng khu dịch vụ phía Nam TP. thành phố Phía Nam TP Hà Nội cũng không đạt.

    “Dự án phát triển khu đô thị Linh Đàm được triển khai từ năm 1990 đến năm 1992, lúc đó gọi là Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm. Trong số 184 ha có 74 ha quy hoạch mặt nước, hồ Linh Đàm có hình móng ngựa. Khu vực phát triển trong khu đô thị Linh Đàm với sự quy hoạch bài bản về không gian mặt nước, công viên cây xanh, dịch vụ... Vì vậy, công trình hồ Linh Đàm năm 1994 đã nhận được giải thưởng kiến ​​trúc quốc gia. Ngay từ tên gọi của dự án đã nói rõ, phát triển khu dịch vụ sẽ là chính, sau đó là khu nhà ở. Tuy nhiên, sau nhiều năm phát triển khu vực Linh Đàm chủ yếu là nhà ở”, ông Chiến nói.

    Sau 20 năm, khu đô thị Linh Đàm không còn giống đồ án quy hoạch ban đầu Định hướng quy hoạch thì một kiểu, nhưng sau khi điều chỉnh, quy hoạch bị bóp méo và trở nên “quái dị” khiến nơi từng đáng sống trở thành “nỗi ám ảnh” cho nhiều người mỗi ngày đi làm về ngang qua.

    Trong hệ thống hơn 800 đô thị lớn nhỏ trên cả nước, với các đô thị lớn từ loại III trở lên, bài toán quy hoạch méo mó như ở Linh Đàm là chuyện thường tình. Tức là sự thiếu đồng bộ giữa phân khu và hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội... 

    Khu đô thị đáng sống biến thành “khó sống”
    Khu đô thị đáng sống biến thành “khó sống”

    Các tòa cao ốc “bóp nghẹt” phố phường Hà Nội

    Với KĐT Linh Đàm, vấn đề thiếu trường lớp đang nhức nhối nhất hiện nay, nhưng với khu vực đường Lê Văn Lương, quy hoạch phát triển đầy chung cư cao tầng hai bên đã khiến hạ tầng giao thông nơi đây bị phá hỏng. Áp lực gia tăng dân số và mật độ phương tiện khiến các tuyến đường tại khu vực này vẫn trong tình trạng “căng như dây đàn”.

    Theo người dân khu vực đường Lê Văn Lương - Tố Hữu, nhiều năm nay rất khó tìm được khu vui chơi công cộng ở khu vực này. Quỹ đất dành cho dự án nhiều hơn là dành cho phát triển hạ tầng xã hội.

    Toàn bộ tuyến đường được quy hoạch rất tốt. Tuy nhiên, trên thực tế còn thiếu hàng trăm nghìn m2 đất dành cho trường học, trạm y tế và cây xanh.

    Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết sai phạm tại khu vực này, quy hoạch chi tiết được phê duyệt lần đầu cơ bản đã nghiên cứu, tính toán đáp ứng về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch lại theo đề xuất của chủ đầu tư, dự án đã nhiều lần được điều chỉnh, điều chỉnh cục bộ hoặc phê duyệt tổng mặt bằng, phương án kiến ​​trúc rồi lại tiếp tục điều chỉnh cho từng dự án.


     

    Chia sẽ (FB, Zalo)

    Tin tức nhiều người xem

    Tin tức liên quan

    Nội dung
      Phản hồi - Góp ý