Làn sóng nhà đầu tư “bắt đáy” BĐS nghỉ dưỡng

Ban nội dung
Được đăng bởi LandInfo
Nội dung

    Trong hơn ba năm qua, thị trường bất động sản đã trải qua những biến động dữ dội. Trong khi một số phân khúc như đất nền, căn hộ chộn rộn tăng giảm trong chu kỳ đóng băng, thì bất động sản nghỉ dưỡng “thoát” cơn sốt BĐS giai đoạn 2021-2022 hiện trở thành phân khúc hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.

    Còn nhớ 2015-2018 là thời kỳ hoàng kim của BĐS nghỉ dưỡng khi nhà đầu tư đổ xô mua condotel, biệt thự nghỉ dưỡng. Giá bất động sản nghỉ dưỡng tại các thị trường như Nha Trang, Đà Nẵng, Vân Đồn, Quy Nhơn... cũng tăng mạnh. Làn sóng nhà đầu tư đổ vào bất động sản nghỉ dưỡng như vậy khiến một số dự án mới ra mắt đã cháy hàng.

    Tuy nhiên, sau cú đổ vỡ của căn hộ condotel cam kết lợi nhuận khiến bất động sản nghỉ dưỡng tụt dốc và rớt giá đột ngột, sau đó bế tắc từ năm 2019. Ngay cả khi thị trường BĐS toàn thành sôi sục, sốt đất diễn ra khắp nơi, đất nền tăng giá gấp 2-3 lần nhưng phân khúc BĐS nghỉ dưỡng vẫn bất động, thậm chí còn rớt giá.

    Báo cáo thị trường BĐS năm 2020 của Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho biết, BĐS nghỉ dưỡng giảm giá 20-30% nhưng không có giao dịch. Dòng tiền của nhà đầu tư bị hút về đất nền vùng ven, dự án đô thị ở các tỉnh khiến giá tại các thị trường này tăng gấp 2-4 lần.

    Sau gần 3 năm bị bỏ quên, bất động sản nghỉ dưỡng hiện là phân khúc duy nhất của thị trường không tăng giá trong nhiều năm qua. Tại nhiều khu vực như Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang, Vân Đồn... giá BĐS nghỉ dưỡng thậm chí còn thấp hơn so với 5 năm trước. Và đây được xem là cơ hội của những nhà đầu tư biết chớp thời cơ.

    “Nhiều thị trường nghỉ dưỡng đóng băng khoảng 3 năm nay, khi du lịch có dấu hiệu phục hồi rõ nét, nhiều nhà đầu tư đã nhìn ra tín hiệu bắt đáy. Rất có thể một chu kỳ tăng trưởng mới sẽ bắt đầu, một số nhà đầu tư có thể muốn tận dụng “xuống tiền” trong giai đoạn này để tìm kiếm lợi nhuận lớn sau này”, David Jackson, Giám đốc điều hành Colliers Việt Nam nhận xét.

    Dù bất động sản nghỉ dưỡng hiện được đánh giá là tiềm năng nhưng theo luật sư Thanh Tâm, Đoàn luật sư Hà Nội phải lựa chọn những dự án có tính pháp lý tốt bởi trên thị trường hiện nay nhiều dự án đang vướng mắc về pháp lý: “Nhà đầu tư nên xem xét kỹ dự án đó có hoàn thiện hay không. các thủ tục, giấy tờ cần thiết có được cơ quan chức năng xác nhận hay không. Cụ thể: Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên chủ đầu tư, Giấy phép xây dựng…”.

    Ngoài ra, nhà đầu tư cần đặc biệt chú ý theo dõi các quy định, quy hoạch và điều chỉnh của nhà nước đối với lĩnh vực mà mình đang đầu tư. Tiến độ dự án cũng là yếu tố quan trọng gia tăng lợi thế thanh khoản cho sản phẩm BĐS và khả năng sinh lời cho nhà đầu tư, bà Tâm lý giải.

    Quan sát thực tế trên thị trường, trong bối cảnh nguồn cung mới đã không có, nguồn cung cũ vướng pháp lý khiến sản phẩm tốt vốn đã khan hiếm lại càng hiếm.

    Có thể thấy, trong bối cảnh thị trường khó khăn, bất động sản nghỉ dưỡng được xem là “phân khúc sáng” xuất phát từ đáy. Để bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi và phát triển ổn định, bền vững, theo Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu, cần hoàn thiện hành lang pháp lý, tháo gỡ nhiều nút thắt còn tồn tại, trong đó định vị pháp lý là một trong những khâu trọng tâm. Và dự án có pháp lý tốt sẽ có cơ hội bật dậy sớm khi thị trường hồi phục.



     

    Chia sẽ (FB, Zalo)

    Tin tức nhiều người xem

    Tin tức liên quan

    Nội dung
      Phản hồi - Góp ý