Đong đếm rủi ro để xuống tiền

Ban nội dung
Được đăng bởi LandInfo
Nội dung

    Trong bối cảnh diễn biến của đại dich Covid – 19 vẫn là một biến số khó lường thì việc lựa chọn kênh đầu tư nào phụ thuộc vào cách tính toán và độ “chịu chơi” của các nhà đầu tư. Vàng, chứng khoán hay bất động sản đang được quan tâm hơn cả. Tuy nhiên, nếu đặt lên “bàn cân” thì kênh nhà đất tỏ ra chiếm ưu thế.

     

    Nên bỏ tiền vào đâu?

    TheoTiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng, trước đây có 5 kênh đầu tư truyền thống là ngân hàng, vàng, chứng khoán, bất động sản và ngoại tệ. Nhưng bây giờ có nhiều kênh đầu tư khách như quỹ đầu tư, những kênh đầu tư mới qua công nghệ thông tin.

    Trong tất cả các kênh đầu tư, nhà đầu tư nên nhìn với 3 mục tiêu. Mục tiêu đầu tiên là đầu tư phải bảo toàn vốn, mục tiêu thứ hai của đầu tư là phải có tính thanh khoản mua đi bán lại dễ dàng, và mục tiêu thứ 3 là đầu tư vào cái gì để tăng lợi nhuận.

    Trong ba mục tiêu trên trong thời điểm đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh như hiện nay thì mục tiêu bảo toàn vốn và thanh khoản phải đưa lên hàng đầu. Do đó, ông Hiếu cho rằng, gửi tiền ngân hàng và đầu tư vàng là hai kênh đầu tư được ưu tiên.

    “Giá vàng từ đầu năm đến nay biến động rất mạnh, kênh vàng rất rủi ro khi giá lên xuống từng giờ tuy nhiên nó mang lại tỉ lệ lợi nhuận lên đến 30%. Về lâu dài tôi tin giá vàng vẫn sẽ tăng”, ông Hiếu nói.

     

     

    Ông Nguyễn Xuân Thành – Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, chọn kênh đầu tư nào trong bối cảnh hiện nay phụ thuộc vào niềm tin và mức kỳ vọng lợi nhuận của mỗi nhà đầu tư. Với kênh gửi tiền vào ngân hàng, rủi ro gần như bằng không nhưng mức lợi nhuận thấp cùng với việc đồng tiền trượt giá.

    “Tôi ví dụ bây giờ tôi gửi tiền ngân hàng dài hạn tôi được 7% nhưng đồng tiền sẽ mất giá, như năm trước sẽ là 5% còn năm nay là 3%. Như vậy, lợi nhuận thật chất của tôi khi gửi ngân hàng chỉ là 4% do đồng tiền trượt giá. Nhưng mà gửi ngân hàng thì tôi được lợi là gần như rủi ro bằng 0, chắc chắn tôi không mất tiền. Nếu tôi đầu tư bất động sản tiền thuê mỗi năm khoảng được 4%, và giá trị bất động sản đó tăng mỗi năm khoảng 5% nữa thì tôi được khoảng 9%. Đầu tư bất động sản thì có thể xảy ra rủi ro hơn gửi tiết kiệm. Nhưng, căn cứ lợi nhuận giữa 4% với 9% và niềm tin vào kênh đầu tư thì sẽ cân nhắc lựa chọn”, ông Thành phân tích.

    Trong một cuộc khảo sát của báo VnExpress thực hiện mới đây, bất chấp việc dịch bệnh Covid – 19 tái bùng phát, bất động sản là kênh đầu tư được lựa chọn nhiều nhất. Cụ thể, 38% số phiếu bầu chọn bất động sản để đầu tư trong giai đoạn này. Còn lại, 17% độc giả tham gia khảo sát chọn vàng, chứng khoán chiếm tỷ lệ 11%, USD chiếm 6% và tiết kiệm 28%.

    Bất động sản nhu cầu thật “sáng cửa”

    Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Tổng giám đốc Đại Phúc Land, cho rằng tất cả các kênh đầu tư đều tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Điều quan trọng nhất là nhà đầu tư lựa chọn phương án nào để hạn chế thấp nhất mức rủi ro có thể chấp nhận. Việc đầu tư vào đâu phụ thuộc vào nguồn lực và dòng tiền của nhà đầu tư.

    Bà Hương cho biết, tuy có ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng bất động sản vẫn là kênh đầu tư sáng giá bởi nó phục vụ nhu cầu thiết thực cũng như sở thích tích luỹ tài sản của người Việt. Đặc biệt, với những dòng sản phẩm giá trị thật vừa đảm bảo an cư lẫn đầu tư.

     

     

    Đồng quan điểm, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang nhận định, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên thời gian gần đây xuất hiện một số trường hợp bất động sản chấp nhận giảm giá bán để ra hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít không phản ánh thực tế chung của toàn thị trường. Phần lớn những trường hợp này đều là các nhà đầu cơ ôm một lúc nhiều bất động sản nhưng lại phụ thuộc quá nhiều vào các đòn bẩy tài chính.

    Đối với những sản phẩm căn hộ có tầm giá trên dưới 2 tỉ hoặc nhà phố 4 – 5 tỉ vẫn được khách hàng săn đón bởi nhu cầu đang rất lớn nhưng nguồn cung của những phân khúc này lại đang khan hiếm.

    Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), cho rằng trong tình hình quỹ đất ngày càng hạn chế, khung giá đất tăng, thủ tục pháp lý triển khai bị siết chặt, khiến cho nguồn cung giảm, việc giảm giá nhà trong trung và dài hạn lại là điều khó xảy ra. Nếu tình hình dịch bệnh sớm được kiểm soát thì giá nhà đất sẽ tiếp tục tăng chứ rất khó “quay đầu”.

    Trước đó, trong báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2020 của Bộ Xây dựng cũng cho thấy, bất chấp dịch bệnh, giá bất động sản trên thị trường không giảm mà vẫn tăng so với cuối năm 2019.

    Cụ thể, so với quý 1/2020, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng khoảng 0,16%, nhà ở riêng lẻ giá tăng khoảng 0,01%.

    Tại TP. HCM, giá căn hộ chung cư tăng khoảng 0,25%, trong đó phân khúc căn hộ cao cấp tăng khoảng 0,04%, căn hộ trung cấp tăng khoảng 0,64%, căn hộ bình dân tăng khoảng 0,94%. Nhà ở riêng lẻ cũng tăng giá khoảng 0,15%.

    Theo Nguyễn Văn

    Nguồn: cafeland.vn

    Chia sẽ (FB, Zalo)

    Tin tức nhiều người xem

    Tin tức liên quan

    Nội dung
      Phản hồi - Góp ý