Thu thuế bất động sản thứ hai: Giải pháp hữu hiệu nào để dẹp “cơn sốt ảo”?
UBND TP.HCM đề xuất đánh thuế tài sản lần thứ hai nhằm mục tiêu chống đầu cơ, ổn định thị trường bất động sản, tạo nguồn ngân sách nhà nước để phát triển thành phố. Tuy nhiên, đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Liệu đây có phải là giải pháp hữu hiệu để hạ nhiệt "cơn sốt đất ảo" thời gian qua?
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM, việc UBND TP.HCM đề xuất đánh thuế chủ sở hữu thứ hai không phải là mới. Trước đây TP cũng có đề cập nhưng chủ trương không thực hiện được, do còn nhiều ý kiến trái chiều. Đa số cho rằng chỉ nên đánh thuế BĐS thứ hai đối với trường hợp BĐS vượt hạn mức quy định hoặc không triển khai do bỏ hoang lâu năm có giá trị BĐS quá lớn. Tuy nhiên, theo luật sư Hậu, trong bối cảnh giá nhà ở quá cao do đầu cơ, sốt ảo như hiện nay thì sắc thuế này là cần thiết, nhưng chỉ nên thí điểm để đánh giá tính hợp lý trước khi áp dụng thuế sử dụng đại trà.
"Hiện nay, trong bối cảnh giá nhà đất cao so với mức chi trả của người dân và tỷ lệ đầu cơ cao, chúng ta nên thí điểm đánh thuế nhà thứ hai. Bởi phần lớn đối tượng tham gia thị trường là nhà đầu tư mua đi bán lại kiếm lời sẽ khiến bất ổn nên phải thử nghiệm xem dư luận phản ứng thế nào chứ thí điểm theo giá nhà hay giá đất vì thị trường người dân mua BĐS rất nhiều loại thì làm sao hiệu quả trên toàn quốc, để điều tiết vốn cho khu vực này”, luật sư Hậu nói.
Trong bối cảnh giá nhà ở quá cao do đầu cơ, sốt ảo như hiện nay thì sắc thuế này là cần thiết nhưng chỉ nên thí điểm để đánh giá tính hợp lý trước khi áp dụng đại trà.
Cũng theo luật sư Hậu, việc đánh thuế có thể khiến người mua phải đắn đo hơn; Bởi điều này cũng có thể hạn chế phần nào tình trạng đầu cơ bất động sản, đồng thời giúp tăng thu ngân sách nếu thành phố thực hiện nghiêm túc.
Ủng hộ quan điểm đánh thuế nhà thứ hai nhưng KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho rằng cần tính toán hạn mức phù hợp với từng đối tượng chịu thuế, áp dụng cho từng đối tượng chịu thuế ở nông thôn hay thành thị, tránh gây bất lợi cho người dân, nhất là nhà đầu tư thứ cấp hoặc người lao động có thu nhập thấp.
Bên cạnh những ý kiến đồng tình, vẫn còn những băn khoăn, lo lắng về tính minh bạch, công bằng của chính sách; khiến thị trường BĐS “đóng băng” càng khó khăn hơn:
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết thuế sẽ không nhất thiết ngăn chặn đầu cơ. Do người có nhu cầu ở thực sự còn rất khó tiếp cận với giá nhà ở hiện tại, phần còn lại sẽ vẫn rơi vào tay giới đầu cơ, những kẻ sẽ tiếp tục đẩy giá bán lên vì bị áp thuế. Thậm chí có trường hợp nhờ người đứng tên bất động sản thứ hai lách luật.
Nhiều người vẫn xem đất đai là của cải tích lũy không chỉ cho bản thân mà còn cho cả đời con cháu nên dù thuế cao họ vẫn tích lũy và tìm mọi cách để sở hữu.
Nói về đề xuất này, ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư BĐS Việt An Hòa cũng lo ngại nếu TP.HCM làm không tốt sẽ gây khó cho nhà đầu tư; sẽ vô tình đẩy “dòng tiền” chảy sang vị trí khác. Đánh thuế BĐS thứ 2 để tăng ngân sách là được 1, lỗ 10. Vì rõ ràng thu thuế BĐS thứ 2 mà chúng ta áp dụng đại trà trên cả nước là đúng. Nếu chỉ áp dụng cho TP.HCM thì không thu được nhiều thuế nhưng thất thoát dòng tiền đầu tư là rất lớn. Nếu thu thuế như vậy, nhà đầu tư BĐS buộc phải về tỉnh đầu tư, để trốn nộp thuế BĐS lần 2, vô tình chúng ta sẽ mất đi dòng tiền đầu tư, bởi dòng tiền đầu tư này mang lại nhiều lợi ích khác.
Cũng về chủ trương này, nếu được thực thi sẽ tác động không nhỏ đến người dân, nhất là người thu nhập thấp. Ông Trần Khánh Quang đề nghị thành phố cần có kế hoạch lâu dài và nghiên cứu tổng thể, tránh tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
Đề xuất đánh thuế tài sản lần thứ hai của TP.HCM không phải là lần đầu tiên đề xuất này được đưa ra. Muốn chính sách thuế tài sản thứ hai được thực hiện thành công và hiệu quả, TP.HCM cần có những biện pháp thận trọng, bài bản và khoa học.