Định nghĩa rõ ràng và cụ thể nhất về đất vườn là gì? Thực tế, trong Luật Đất đai không có định nghĩa về “đất vườn”. Đây là từ ngữ được sử dụng phổ biến bởi người dân nhằm chỉ diện tích đất trồng các loại cây hằng năm, cây lâu năm gắn liền với đất xây nhà ở.
Đất vườn không phải đất ở nhưng có vị trí gắn liền với đất ở
Đất vườn có thể thuộc nhóm đất nông nghiệp hoặc nhóm đất phi nông nghiệp
Để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc chuyển đổi quyền sử dụng đất vườn sang đất ở, thửa đất đó cần đáp ứng các điều kiện cụ thể theo đúng quy định của pháp luật
Luật Đất đai quy định, một thửa đất vườn sẽ đủ điều kiện để được tách thửa, được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ các tiêu chí sau đây:
Người sử dụng đất cần làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp lên cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt
Để được xác định là đất ở: Đất vườn, ao của cá nhân, hộ gia đình phải nằm trong cùng một thửa đất đang có nhà ở
Trường hợp thửa đất ở có đất vườn, ao được hình thành từ thời điểm trước 18/12/1980 và người sử dụng đất đang sở hữu một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp được quy định tại Khoản 1, 2 & 3 - Điều 10 - Luật Đất đai hoặc các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai có ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở sẽ được xác định căn cứ trên các loại giấy tờ đó
Trường hợp các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất không biểu thị thông tin về diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không cần phải nộp tiền sử dụng đất sẽ không vượt quá 5 lần hạn mức giao đất ở được quy định tại Luật Đất đai - Điều 143 - Khoản 2 và Luật Đất đai - Điều 144 - Khoản 4 và phải tuân thủ các quy tắc sau đây:
UBND cấp tỉnh căn cứ trên tập quán, điều kiện, tình trạng sử dụng đất cũng như quỹ đất tại địa phương để quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi cá nhân, gia đình sao cho phù hợp với số lượng nhân khẩu ở mỗi hộ gia đình
Trường hợp diện tích thửa đất cần được công nhận là đất ở lớn hơn hạn mức giao đất ở tối đa ở địa phương thì phần diện tích đất ở được xác định sẽ bằng hạn mức giao đất ở tối đa do Nhà nước quy định.
Trường hợp diện tích thửa đất cần được công nhận là đất ở nhỏ hơn hạn mức giao đất ở tối thiểu ở địa phương thì phần diện tích đất ở được xác định sẽ bằng hạn mức giao đất ở tối thiểu do Nhà nước quy định.
Trường hợp thửa đất ở có đất vườn, ao được sử dụng ổn định từ thời điểm trước 15/10/1993 và người sử dụng đất không sở hữu các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì diện tích đất ở sẽ được xác định dựa trên mức quy định tại Khoản 4 - Điều 100 - Luật Đất đai
Trường hợp thửa đất ở có đất vườn, ao được sử dụng ổn định từ thời điểm sau 15/10/1993 và người sử dụng đất không sở hữu các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì diện tích đất ở sẽ được xác định dựa trên mức quy định tại Khoản 2 - Điều 143 - Luật Đất đai và Khoản 4 - Điều 144 - Luật Đất đai
Sau khi đã hoàn thành việc xác định diện tích đất ở đúng với các quy định trên, phần diện tích đất vườn, ao còn lại sẽ được xác định sử dụng vào đúng mục đích hiện trạng đang xử dụng, căn cứ theo Luật Đất đai - Điều 10 - Khoản 1.
Đối với người sử dụng đất vườn có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng của loại đất này sang đất ở, thủ tục pháp lý cần thực hiện sẽ trải qua các bước như sau:
Người sử dụng đất chuẩn bị và nộp hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính cần thiết đối với Nhà nước
Nhận lại kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Người có nhu cầu cần chuẩn bị bộ hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:
Mẫu đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất được cơ quan Nhà nước quy định
Các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của chủ sở hữu
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nói trên, người dân tiến hành nộp hồ sơ tại Cơ quan Tài nguyên và Môi trường để chờ được xem xét và phê duyệt
Để việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất ở được phê duyệt, người dân có nhu cầu cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính cần thiết đối với Nhà nước tại cơ quan thuế, cụ thể:
Người dân cần nộp tiền sử dụng đất tương ứng với phần diện tích đất vườn có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng
Ngoài ra, cần nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục chuyển đất vườn sang đất ở và hoàn thành nghĩa vụ tài chính cần thiết, người dân chỉ cần chờ thông báo từ Cơ quan Tài nguyên và Môi trường nơi nộp hồ sơ gọi đến nhận kết quả.
Mời bạn xem thêm Đất xen kẹt là gì? Có được cấp sổ đỏ và xây nhà trên đất không? Để thuận tiện trong việc mua bán đất nhất nhé!
Theo quy định của Nhà nước, khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất ao, vườn sang đất ở (thổ cư) thì người sử dụng đất cần phải nộp tiền sử dụng đất chênh lệch
Số tiền phải nộp sẽ bằng 50% hiệu số giữa tiền sử dụng đất được tính theo giá đất thổ cư và tiền sử dụng đất được tính theo giá đất nông nghiệp được quy định tại bảng giá đất vào thời điểm có quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Đất vườn có giá cả rẻ hơn nhiều so với đất thổ cư. Do đó, đây là loại đất lọt vào mắt xanh của nhiều nhà đầu tư với tiềm năng tăng giá cao: Sau khi mua đất có thể làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư, nếu như được phê duyệt thì có thể bán ra với mức giá cao hơn giá mua vào rất nhiều.
Tuy nhiên, liệu việc mua bán đất vườn có thật sự an toàn? Còn tiềm ẩn những rủi ro nào mà nhà đầu tư cần lưu ý không? Hãy cùng Landinfo đi vào chi tiết nhằm giải đáp thắc mắc nhé:
Hiện nay, việc thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư là hoàn toàn có căn cứ và cơ sở pháp lý, được Nhà nước cho phép và công nhận. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý tìm hiểu về chính sách phát triển quỹ đất địa phương, kế hoạch sử dụng đất hằng năm trước khi mua đất vườn nhằm xác định liệu thửa đất định mua có thuộc diện tích quy hoạch, bị hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng không.
Để được xác định là đất ở: Đất vườn, ao của cá nhân, hộ gia đình phải nằm trong cùng một thửa đất đang có nhà ở. Nhà đầu tư cần lưu ý quy định này để chọn mua đất vườn phù hợp. Hoặc có thể chọn mua thửa đất nào đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và được xác định ranh giới rõ ràng.
Chỉ mua bán đất vườn có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp. Ngoài ra cần tìm hiểu xem thửa đất có thuộc diện đang tranh chấp hay kê biên đảm bảo thi hành án hay không.
Tóm lại, NÊN mua đất vườn vì đây là loại đất còn tiềm năng tăng giá cao. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định xuống tiền mua đất, nhà đầu tư cần dành thời gian xem xét những điều cần lưu ý trên đây.
Trên đây là toàn bộ nội dung chi tiết xoay quanh định nghĩa: Đất vườn là gì? Hy vọng bạn đọc đã tổng kết cho mình những thông tin hữu ích. Đừng quyên truy cập trang chủ Landinfo để cập nhật tin tức, tham khảo tìm kiếm cơ hội đầu tư và đăng tin mua bán bất động sản chính chủ nếu có nhu cầu nhé.
{ "@context": "https://schema.org", "@type": "FAQPage", "mainEntity": [{ "@type": "Question", "name": "Đất vườn là gì?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Thực tế, trong Luật Đất đai không có định nghĩa về “đất vườn”. Đây là từ ngữ được sử dụng phổ biến bởi người dân nhằm chỉ diện tích đất trồng các loại cây hằng năm, cây lâu năm gắn liền với đất xây nhà ở." } },{ "@type": "Question", "name": "Có nên mua bán đất vườn để xây dựng nhà ở, chuyển đổi thành đất thổ cư hay không?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Đây là loại đất lọt vào mắt xanh của nhiều nhà đầu tư với tiềm năng tăng giá cao: Sau khi mua đất có thể làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất thổ cư, nếu như được phê duyệt thì có thể bán ra với mức giá cao hơn giá mua vào rất nhiều." } }] }