Bên cạnh tượng Thần Phật, nhiều gia đình Việt còn bày tượng ba ông Phúc - Lộc - Thọ , hay còn là ba ông Tam Đa. Ba bức tượng này luôn đi với nhau, đại diện cho những tham vọng không thay đổi của con người: giàu có (Lộc), may mắn, hạnh phúc (Phúc) và trường thọ (Thọ).
Khi bày trong nhà, nên có cách đặt 3 ông Phúc - Lộc - Thọ như thế nào mới là đúng nhất, chuẩn nhất?
Ông Phúc làm đến chức Thừa tướng đời nhà Đường. Ông là một vị quan thanh liêm và có một gia đình hạnh phúc. Đến năm 83 tuổi là đã có ngũ đại đồng đường (5 thế hệ ở trong một gia đình). Vì vậy, trên tay ông Phúc thường bế một đứa bé trai. Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, an lành.
Ông Phúc làm đến chức Thừa tướng đời nhà Đường. Ông là một vị quan thanh liêm và có một gia đình hạnh phúc. Đến năm 83 tuổi là đã có ngũ đại đồng đường (5 thế hệ ở trong một gia đình). Vì vậy, trên tay ông Phúc thường bế một đứa bé trai. Ông Phúc tượng trưng cho sự may mắn, an lành.
Ông Lộc làm quan Thừa tướng nhà Tấn, vàng bạc, châu báu trong nhà chất cao như núi. Ông thường mặc áo màu xanh lá cây vì "lộc" phát âm gần với chữ "lục". Vì vậy, ông Lộc tượng trưng cho sự giàu có, thịnh vượng.
1. Chất liệu tượng Phúc - Lộc - Thọ
Hiện nay, tượng Phúc - Lộc - Thọ được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như gỗ, gốm sứ, ngọc thạch, đồng nguyên chất… Do đó, gia đình có thể chọn mua bất kì loại tượng nào phù hợp với điều kiện tài chính và sở thích của mình.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tượng Phúc - Lộc - Thọ làm từ đồng nguyên chất được coi là linh nghiệm nhất trong phong thủy.
2. Thứ tự bày tượng Phúc - Lộc - Thọ
Tượng 3 ông Phúc - Lộc - Thọ luôn được bày theo thứ tự sau:
- Tượng Phúc Tinh: đặt bên phải
- Tượng Lộc Tinh: đặt ở giữa
Nguồn: diendandatdai.com