Môi giới bất động sản (BĐS) là một bộ phận không thể thiếu trên thị trường hiện nay, giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng, thuận lợi cho cả người mua lẫn người bán. Tuy nhiên, nghề nào cũng vậy, bên cạnh những môi giới tử tế, làm việc có tâm thì vẫn đang tồn tại không ít môi giới dùng mánh khóe để thu về lợi ích cho riêng mình.
Trong một video đăng trên kênh Youtube Nhà Đẹp Đăng Dương, chủ kênh Đăng Dương, cũng là một môi giới BĐS, đã "bóc mẽ" 6 chiêu thức mà một số môi giới BĐS, hay nói chính xác hơn là "cò nhà đất" thường sử dụng hiện nay.
Với chiêu thức này, môi giới BĐS sẽ đưa ra một món hàng tốt, nhưng khi khách đến xem hoặc xuống tiền đặt cọc họ lại đánh tráo thành món hàng kém chất lượng hơn. Ví dụ, lô đất lúc chào bán có vị trí đẹp, nằm trong khu vực tái định cư nhưng thực tế là phong thủy không tốt, vướng cây cối, đường đâm thẳng vào nhà... Hoặc miếng đất gồm nhiều lô; cò dẫn khách đi xem lô 41 nhưng khách đặt cọc xong hoặc xuống tiền rồi thì cò lại đưa lô 40, vì lô 40 có lỗi.
Cũng có trường hợp không phải vấn đề lỗi sản phẩm mà liên quan đến giá bán. Nhiều sales BĐS hay áp dụng đưa ra giá bán đã hỗ trợ của ngân hàng. Ví dụ dự án có căn nhà 4 tỷ, người môi giới chào bán rằng chỉ cần 1,2 tỷ là khách đã sở hữu nhà. Sự thật là do ngân hàng hỗ trợ cho vay tới 70% nên khách chỉ cần trả trước 1,2 tỷ là có nhà. Khách hàng gọi tới sau khi biết sự thật có thể không mua, nhưng ngược lại, môi giới sẽ có dữ liệu của khách để bán chéo sang các dự án khác.
Một trường hợp nữa dùng hình minh họa để chào bán nhà đẹp lung linh, nội thất tuyệt vời. Đến nơi khách mới biết là nhà khác xa ảnh chụp, đã xuống cấp thậm chí cũ nát. Với trường hợp này anh Đăng Dương khuyên người mua BĐS cần yêu cầu xem video trước, như vậy sẽ đánh giá tổng quan được khoảng 50%, giảm bớt thời gian xem nhà nếu thấy không cần thiết.
Chiêu thức này cao cấp hơn chiêu đầu tiên. Ví dụ khi bạn đang xem 1 căn nhà thì có khách khác từ đâu chạy tới, sau đó quyết định đặt cọc luôn. Người này thật ra là chim mồi do phía môi giới cài vào, nếu bạn đang phân vân 50/50 thì việc họ xuất hiện có thể khiến bạn lo sợ mất cơ hội mua nhà mà nhanh chóng xuống tiền hoặc đặt cọc trước.
"Quyết định lúc ấy có thể đúng, có thể sai vì bạn chưa kịp hỏi ý kiến người nhà, chưa đưa thầy tới xem,... nhưng bạn đang bị đưa vào tình thế phải quyết. Với một số dự án, người đi xem cũng rất đông nhưng thực tế trong ấy có thể được cài sẵn chim mồi để tạo ra cảm giác khan hiếm", anh Dương nhận định.
Một lô đất có giá 2 tỷ. Khi môi giới đến làm việc, chủ nhà thường giao giá này còn chênh bao nhiêu môi giới là người hưởng. Tuy nhiên nhờ kỹ năng đàm phán với người bán thấp xuống và đẩy giá tới tay người mua cao hơn, thay vì lãi vài chục chiệu mỗi căn nhà, môi giới có thể hô giá 2,2 hoặc 2,3 tỷ đồng cho căn nhà trên và đút túi vài trăm triệu. Đến khi ra công chứng và làm hợp đồng thì người bán lẫn người mua mới biết căn nhà đã bị "kênh giá".
Youtuber Đăng Đương nhận định thủ thuật này không phải lừa đảo nhưng nếu được áp dụng nhiều lần sẽ khiến người bán và người mua có tâm lý khó chịu, không đánh giá cao nghề môi giới BĐS và lâu dần không dám làm việc với môi giới nữa. Để hạn chế vấn đề kênh giá, anh Dương khuyên người mua nên tìm hiểu BĐS sau đó làm việc trực tiếp với chủ nhà, môi giới chỉ hỗ trợ đằng sau. Hoặc chỉ lựa chọn nhưng môi giới mình thật sự tin tưởng để họ đàm phán giá giúp.
Trường hợp này ít xảy ra nhưng không phải không có. Ví dụ môi giới sẽ đưa ra cho khách một lô đất ở vị trí A, có hình thức và giá cả đẹp. Khi khách đặt cọc xong, vài ngày sau môi giới sẽ gọi tới, nói rằng có người muốn mua lại với giá cao hơn. Nhưng thực tế, chẳng có ai gọi cả. Thậm chí môi giới sẵn sàng tự bỏ tiền túi vài chục triệu đồng, giả vờ rằng vị khách kia sẵn sàng chồng tiền đặt cọc.
Lúc này, khi người mua có cảm giác mình đã đầu tư đúng chỗ tốt, và thấy dự án khả thi, môi giới sẽ tiếp tục chào bán thêm vài lô đất nữa. Nếu lòng tham nổi lên, khách mua thêm vài lô thì có nghĩa chiêu "thả con săn sắt, bắt con cà rô" đã đạt hiệu quả.
Đây không chỉ dừng lại ở chiêu trò mà đã là hình thức lừa đảo. Việc làm giả quy hoạch thường diễn ra ở các khu vực đang "sốt đất", ít thông tin, chính quyền nằm ở vùng nông thôn,...Lợi dụng tình hình, cò đất từ nơi khác đến sẽ làm giả quy hoạch, tạo sóng để kêu nhà đầu tư vào.
Nếu muốn tránh trường hợp này, anh Dương khuyên người mua cần tới cơ quan có thẩm quyền kiểm tra lại quy hoạch đất đai, ví dụ như phòng địa chính ở các phường xã, phòng đăng ký đất đai tại các quận, huyện hoặc với thành phố lớn, cần kiểm tra thông tin trên Internet để tránh lừa đảo.
Youtuber Đăng Dương cho biết ngay tại nơi anh đang làm việc, tức là thành phố Hải Phòng, đã từng có trường hợp như vậy. Có thể chủ đầu tư đang trong quá trình hoàn thiện sản phẩm, chưa mở bán nhưng môi giới sẽ tự nhận là người của chủ đầu tư để đúng ra nhận cọc. Trong trường hợp này, khách nên yêu cầu môi giới đưa thẳng tới văn phòng của chủ đầu tư để làm việc trực tiếp, nếu giả mạo sẽ bị phát hiện luôn.
Ngoài ra, một số chủ đầu tư hiện nay sẽ bán sản phẩm qua các đơn vị phân phối F1. Nếu đặt cọc với môi giới thuộc F1, khách cần yêu cầu môi giới dẫn tới văn phòng công ty F1 này, yêu cầu được xem giấy chứng nhận phân phối BĐS trực tiếp từ chủ đầu tư.
Nhật Anh