Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ là gì và các quy định liên quan

Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ được hiểu đơn giản là một phần không gian chung hỗ trợ người dân lưu thông từ vị trí khu đất hay nhà ở của mình ra các tuyến đường công cộng một cách dễ dàng. Lối đi chung được hình thành trong những tình huống nào và có những quy định liên quan nào cần lưu ý? Hãy cùng LandInfo tìm hiểu chi tiết ngay trong phần nội dung bên dưới:

  1. Lối đi chung là gì?
  2. Nguyên tắc thỏa thuận về sử dụng lối đi chung
  3. Lối đi chung có được cấp sổ đỏ không?
  4. Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ như thế nào?
  5. Các câu hỏi thường gặp về lối đi chung

Lối đi chung là gì?

Lối đi chung là đường đi chung được nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích công cộng. Khái niệm lối đi chung được đặt ra theo suy nghĩ của đa số người dân, còn thực tế hiện nay chưa có thông tin pháp luật nào quy định khái niệm thế nào là lối đi chung.

Theo Bộ luật Dân sự 2015, Điều 254, đối với bất động sản bị vây quanh bởi một hoặc nhiều bất động sản khác nhưng không có đủ lối di chuyển ra những tuyến đường lớn xung quanh thì người sử dụng đất có quyền yêu cầu chủ sở hữu của các bất động sản xung quanh chừa ra cho mình một lối đi hợp lý. 

Lối đi chung là gì?

Nguyên tắc thỏa thuận về sử dụng lối đi chung

Cũng theo Bộ luật Dân sự 2015, Điều 248: Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề cần có sự thỏa thuận giữa các bên. Nếu không đạt được thỏa thuận, cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  1. Đảm bảo nhu cầu có tính hợp lý và phù hợp với mục đích sử dụng của cả 02 khu đất hưởng quyền và chịu hưởng quyền trong quá trình sử dụng bất động sản. 
  2. Người sở hữu bất động sản hưởng quyền không được lạm dụng quyền lợi của mình đối với bất động sản chịu hưởng quyền. 
  3. Người sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền không được thực hiện những hành vi cản trở, ngăn cấm quyền lợi hợp pháp của người sở hữu bất động sản hưởng quyền. 
Nguyên tắc thỏa thuận về sử dụng lối đi chung

Lối đi chung có được cấp sổ đỏ không?

Lối đi chung có được thực hiện cấp sổ đỏ hợp pháp hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sau đây:

  1. Lối đi chung hoặc lối xe chạy vào nhà xuất hiện sau khi người sử dụng đất làm thủ tục tách thửa thành nhiều thửa. Thông thường lối đi chung sẽ có diện tích ghi rõ ràng trên sổ đỏ.
  2. Lối đi chung không thể hiện rõ diện tích thuộc thửa đất nào trên sổ có quyền sở hữu mà chỉ ghi chung chung là lối đi. Trong trường hợp này, không thể sử dụng lối đi chung vào mục đích làm lối đi riêng của bất kỳ ngôi nhà nào.
  3. Lối đi chung được thể hiện trên sổ với diện tích như sơ đồ. Trong quá trình sinh sống, các hộ liền kề đều cùng nhau sử dụng lối đi này. Như vậy, các hộ liền kề sẽ không thể đòi cấp quyền sở hữu cho lối đi chung này trong sổ đỏ.
  4. Lối đi chung thường được công nhận bằng giấy tờ của một hộ hoặc nhiều hộ nhằm chứng minh tính xác thực. Tuy nhiên, nếu trên sổ đỏ hộ gia đình chỉ ghi tên đường thì việc đo đạc vẫn có thể điều chỉnh lại.
Lối đi chung có được cấp sổ đỏ không?

Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ như thế nào?

Hiện nay trong quy định của pháp luật không có quy định cụ thể về lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ. Vì vậy, việc lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào cần có sự thống nhất của các bên đương sự liên quan và soạn thảo thành văn bản. Văn bản sẽ bao gồm các phần nội dung sau đây: 

  1. Thông tin cơ bản của các bên đương sự liên quan nhằm mục đích định danh. Bao gồm họ tên, số chứng minh thư (nay là số căn cước công dân), ngày tháng năm sinh, quê quán và địa chỉ. 
  2. Thông tin về lối đi chung bao gồm vị trí (ghi rõ tọa độ), giới hạn của lối đi (bao gồm chiều cao nếu có, chiều dài và chiều rộng. 
  3. Nếu thống nhất lối đi chung thuộc quyền sở hữu của một hoặc nhiều bên đương sự thì cũng cần ghi chú cụ thể vào văn bản này. 
  4. Trách nhiệm cũng như quyền lợi của các bên đương sự trong quá trình sử dụng lối đi chung. 
  5. Phương thức đền bù cho chủ sở hữu mảnh đất chịu hưởng quyền (đất có lối đi chung) và các thỏa thuận khác nếu có. 
  6. Quy định về việc chuyển quyền sử dụng của lối đi chung này nếu có phát sinh hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất có lối đi chung đó. 
Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ như thế nào?

Các câu hỏi thường gặp về lối đi chung

Ngoài việc lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào. Vẫn còn có một số thắc mắc của người sử dụng về lối đi chung liên quan đến các khía cạnh nguồn gốc hình thành, quyền sở hữu và kích thước quy định. Ngay sau đây, hãy cùng LandInfo tham khảo ngay những lời giải đáp cụ thể nhất cho các câu hỏi thường gặp này:

  1. Lối đi chung có nguồn gốc từ đâu?
  2. Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?
  3. Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Lối đi chung có nguồn gốc từ đâu?

Trên thực tế, có nhiều trường hợp lối đi chung được hình thành từ diện tích đất sử dụng hợp pháp của một cá nhân, một gia đình hoặc nhiều cá nhân, nhiều gia đình.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, các hộ dân đã sử dụng vào mục đích lối đi chung hoặc phục vụ cộng đồng. Cùng với quá trình quản lý đất đai, đo vẽ kích thước, cập nhật đầy đủ các thông tin địa chính theo cơ quan chức năng đã đăng ký phù hợp với hiện trạng của tuyến đường. Dễ hiểu hơn là chuyển đổi việc sử dụng lối đi riêng trở thành sử dụng lối đi chung cho một hoặc nhiều hộ gia đình hoặc cả cộng đồng.

Lối đi chung có nguồn gốc từ đâu?

Lối đi chung thuộc sở hữu của ai?

Chủ đất liền kề với lối đi chung được sử dụng lối đi này như các lối đi công cộng khác. Việc sử dụng lối đi chung không được ảnh hưởng đến các hộ gia đình sinh sống xung quanh. 

Ngoài ra, theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 178 thì người sử dụng đất tiếp giáp với ngõ đi chung được phép trổ cửa ra vào, cửa sổ quay ra ngõ chung theo quy định của pháp luật về xây dựng. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không ai có quyền sử dụng lối đi chung vào các mục đích riêng nhằm tư lợi cho bản thân hoặc có hành động gây cản trở quyền sử dụng lối đi chung hợp pháp của những người khác.

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Hiện nay, lối đi chung không được pháp luật quy định phải có chiều rộng, chiều dài tối thiểu hay tối đa là bao nhiêu. Bởi trên thực tế, tùy theo từng khu vực, địa hình cũng như tình trạng của các mảnh đất khác nhau mà các chủ sở hữu sẽ đưa ra ý kiến thống nhất về kích thước của lối đi chung. Việc quy định phải đảm bảo một kích thước cụ thể nào đó sẽ gây ra khó khăn và không đảm bảo được quyền lợi cũng như tính linh động cho các bên. 

Như vậy, với bài viết hôm nay, LandInfo đã cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết khái niệm lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ cũng như các quy định pháp lý liên quan. Đừng quên thường xuyên truy cập trang chủ LandInfo.com.vn để đón đọc những bài viết chứa đựng các thông tin hữu ích xoay quanh lĩnh vực mua bán nhà đất, luật bất động sản, phong thủy nhà ở, xây dựng,... 

Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi bài viết. Trong trường hợp có nhu cầu tìm hiểu giá nhà đất ở một khu vực hay đăng tin rao bán nhà đất chính chủ: Bạn đọc cũng có thể truy cập vào trang chủ của chúng tôi để tham khảo thông tin, đăng bán nhà đất an toàn, nhanh chóng, minh bạch nhất nhé.