Loại đất TSC là gì? Đây là một loại đất giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế xã hội ở từng địa phương. Với bài viết hôm nay, mời bạn đọc cùng LandInfo tìm hiểu chi tiết các thông tin, quy định về đất TSC nhằm có cho mình kiến thức hữu ích:
TSC là ký hiệu dùng để chỉ loại đất phục vụ cho mục đích xây dựng trụ sở, cơ quan. Khái niệm đất TSC lần đầu tiên xuất hiện tại Luật Đất đai vào năm 2003 và tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung thêm các quy định tại Luật Đất đai 2013.
Luật Đất đai 2013, Điều 147 quy định:
Như đã đề cập đến, đất TSC được nhà nước xếp vào nhóm đất phi nông nghiệp phục vụ cho các mục đích công. Do đó, người được cho thuê, giao quyền sử dụng đất không được dùng đất TSC cho các mục đích cá nhân, nằm ngoài mục đích quy định. Dưới đây là một số quy định quan trọng liên quan đến việc sử dụng đất TSC được Nhà nước ban hành:
Theo Luật Đất đai năm 2013, Điều 147, Khoản 1: Đất TSC chỉ được sử dụng vào đúng mục đích xây dựng các cơ quan Nhà nước, thiết lập cơ sở của các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội để phục vụ mục đích công cộng.
Mọi trường hợp chiếm dụng, cố tình vi phạm trong việc sử dụng đất TSC nhằm mục đích tư lợi cá nhân sẽ bị xử lý nghiêm theo đúng quy định.
Nhà nước có những chính sách khuyến khích sử dụng đất TSC hợp lý, góp phần vào mục tiêu chung là phát triển xã hội, đời sống nhân dân.
Đối với những khu đất TSC chưa được đưa vào sử dụng thì vẫn được quy định là khu đất công. Sẽ được Nhà nước giao cho tổ chức, cơ quan hoặc một cá nhân chịu trách nhiệm quản lý. Nhà nước nghiêm cấm hành động mua bán, chặt phá, sử dụng không đúng mục đích những khu đất này.
Trách nhiệm của người được giao, cho thuê đất cũng được quy định rõ bên trong Luật Đất đai. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình được cho thuê đất hoặc giao phó nhiệm vụ quản lý đất cần sử dụng đất đúng quy định, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo giữ nguyên vẹn toàn bộ phần diện tích được nhận ban đầu.
Luật Đất đai 2013, Điều 54 nêu rõ các trường hợp được miễn tiền sử dụng đất TSC như sau:
Người sử dụng đất phục vụ cho mục đích công cộng nằm ngoài mục đích kinh doanh; đất rừng đặc dụng - rừng sản xuất - rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất phục vụ cho mục đích an ninh - quốc phòng không thuộc trường hợp quy định tại Luật Đất đai, Điều 55, Khoản 4.
Ngoài ra, căn cứ theo Luật Đất đai, Điều 125: Đất TSC thuộc loại đất được sử dụng lâu dài, ổn định.
Theo đúng nguyên tắc và quy định sử dụng thì đất TSC là loại đất công cộng thuộc nhóm phi nông nghiệp. Việc sử dụng đất phải phù hợp với định hướng, quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước, các cơ quan ban ngành có thẩm quyền tại địa phương. Do đó, người sử dụng đất TSC không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ, tuy nhiên sẽ được nhận tiền bồi thường trong trường hợp đất bị Nhà nước thu hồi.
Hiện nay, quá trình sử dụng và quản lý đất TSC tại các địa phương vẫn tồn tại một số điểm hạn chế:
Dưới đây là những giải pháp được Nhà nước đề ra nhằm khắc phục những tồn tại đã đề cập:
Trên đây là toàn bộ những thông tin, quy định pháp luật quan trọng giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: Đất TSC là gì? Hãy thường xuyên truy cập trang chủ LandInfo.com.vn nhằm tham khảo thêm nhiều bài viết chia sẻ kiến thức hữu ích, tin tức liên quan đến bất động sản cũng như đăng tin mua bán nhà đất chính chủ nếu có nhu cầu nhé.
{ "@context": "https://schema.org", "@type": "FAQPage", "mainEntity": [{ "@type": "Question", "name": "Đất TSC là gì?", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "TSC là ký hiệu dùng để chỉ loại đất phục vụ cho mục đích xây dựng trụ sở, cơ quan. Khái niệm đất TSC lần đầu tiên xuất hiện tại Luật Đất đai vào năm 2003 và tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung thêm các quy định tại Luật Đất đai 2013.
" } },{ "@type": "Question", "name": "Quy định của Nhà nước về quản lý đất TSC", "acceptedAnswer": { "@type": "Answer", "text": "Đối với những khu đất TSC chưa được đưa vào sử dụng thì vẫn được quy định là khu đất công. Sẽ được Nhà nước giao cho tổ chức, cơ quan hoặc một cá nhân chịu trách nhiệm quản lý. Nhà nước nghiêm cấm hành động mua bán, chặt phá, sử dụng không đúng mục đích những khu đất này.
Trách nhiệm của người được giao, cho thuê đất cũng được quy định rõ bên trong Luật Đất đai. Theo đó, cá nhân, hộ gia đình được cho thuê đất hoặc giao phó nhiệm vụ quản lý đất cần sử dụng đất đúng quy định, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo giữ nguyên vẹn toàn bộ phần diện tích được nhận ban đầu.
" } }] }